Đề trắc nghiệm Ngữ Văn 10, Tam đại con gà

Thứ sáu - 10/04/2020 09:50
Đề luyện tập trắc nghiệm Ngữ Văn 10, Tam đại con gà. Có đáp án
GA TAM DAI
GA TAM DAI
1. Trong các câu dưới đây, câu nào đúng, câu nào sai? (khoanh chữ Đ vào cuối câu đúng, chữ S vào cuối câu sai)
A. Truyện cười là những mẫu chuyên ngắn, có kết cấu chặt chẽ. Đ  S
B. Truyện cười kể về các sự việc và hành vi của con người Đ  S
C. Truyện cười kể về những con vật lạ, ngộ nghĩnh. Đ  S
D. Truyện cười có tác dụng gây cười nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán cái xấu, cái lỗi thời trong xã hội. Đ  S

2. Dòng nào dưới đây không phải là đặc trưng về hình thức nghệ thuật của truyện cười?
A. Tập trung thể hiện những sự việc và những hành vi của con ngưrời có chứa đựng mâu thuẫn trái tự nhiên để gây cười nhằm mục đích giải ítrí hoặc phê phán.
B. Ngắn gọn, có kết cấu chặt chẽ.
C. Mâu thuẫn phát triển nhanh.
D. Kết thúc bất ngờ tạo ra tiếng cười cho người nghe, người đọc.

3. Truyện cười được chia thành mấy loại?
A. Hai loại
B. Ba loại
C. Bốn loại
D. Năm loại

4. Đối tượng phê phán chủ yếu của truyện trào phúng là loại người nào?
A. Nông dân
B. Các tầng lớp trên trong xã hội
C. Nho sĩ
D. Binh lính

5. Trong truyện Tam đại con gà, ở nhân vật thầy đồ có mâu thuẫn nào là trái tự nhiên?
A. Mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức.
B. Mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng.
C. Mâu thuẫn giữa cá nhân và hoàn cảnh.
D. Cả ba mâu thuẫn trên.

6. Trong những câu dưới đây, câu nào đúng, câu nào sai? (khoanh chữ Đ vào cuối câu đúng, chữ S vào cuối câu sai)
A. Thầy đồ dốt đến mức không biết một chữ nào.
B. Thầy đồ dốt đến mức có chữ trong sách vỡ lòng mà cùng không biết.
C Thầy đồ chẳng những dốt mà còn liều lĩnh để che đậy cái dốt của mình.
D. Mọi tình tiết trong tác phẩm càng lúc càng bộc lộ cái dốt của thầy đồ.
Đ   S
Đ   S
Đ   S
Đ   S

7. Trong những tình tiết sau, tình tiết nào không chứa đựng sự phi lí?
A. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.
B. Anh học trò khấn thổ công xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dủ dỉ” không.
C. Dạy chữ “kê” thành chữ “dủ dỉ” là dạy đến tận “tam đại con gà”, bởi vì “dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà
D. Cả A, B và C.

8. Chữ “tước” trong từ nào sau đây có nghĩa là “chim”?
A. Hoàng tước
B. Bá tước
C. Tước đoạt

9. Câu “Mình đã dốt thổ công nhà nó cũng dốt nữa” nói lên điều gì?
A. Thầy đồ tự nhận thức được sự dốt nát của mình.
B. Thầy đồ quá mê tín.
C. Thầy đồ bào chữa cho cái sai của mình.
D. Cả ba ý trên.

10. Tiếng cười trong truyện “Tam đại con gà” có ý nghĩa gì?
A. Tiếng cười khôi hài có ý nghĩa giáo dục.
B. Tiếng cười phê phán trong nội bộ nhân dân.
C. Tiếng cười đả kích các tầng lớp trên trong xã hội.
D. Hai ý A bà B.
E. Hai ý A và C.

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
A.Đ B.Đ
C.S
D.Đ
A A B A
6 7 8 9 10
A.S
B.Đ
C.Đ
D.Đ
A A A E

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây