Phân tích sự hồi sinh ý thức người, hơn thế là ý thức người lao động ở nhân vật Chí Phèo

Thứ tư - 14/12/2022 09:43
Phân tích sự hồi sinh ý thức người, hơn thế là ý thức người lao động ở nhân vật Chí Phèo qua đoạn văn sau, từ đó khái quát chiều sâu giá trị nhân đạo của tác phẩm:
Phân tích sự hồi sinh ý thức người, hơn thế là ý thức người lao động ở nhân vật Chí Phèo
“…Khi Chí Phèo mở mắt thì trời sáng đã lâu. Mặt trời chắc đã lên cao và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ (…)Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy. Chao ôi là buồn!
  • Vải hôm nay bán mấy?
  • Kém 3 xu dì ạ!
  • Thế thì còn ăn thua gì!
  • Có khéo co mới được một tấm 5 xu.
  • Thật thế đấy! Nhưng chẳng lẽ rằng lại chơi…
Chí Phèo đoán chắc rằng có một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.
         Tỉnh dậy, hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời (…) Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này
còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.”
                                                             (“Chí Phèo”- Nam Cao)
Mở bài:
  • NCao là nhà văn hiện thực xuất sắc, tràn đầy tinh thần nhân đạo. Sáng tác của ông trước cách mạng thường xoay quanh hai đề tài chính là nông dân nghèo và trí thức nghèo. Bao trùm lên sáng tác của NCao là nỗi đau đớn dai dẳng trước tình trạng nhân cách con người bị hủy hoại.
  • Truyện ngắn “Chí Phèo” vừa là tác phẩm tiêu biểu cho những sáng tác viết về người nông dân nghèo vừa thể hiện nét riêng trong nghệ thuật viết truyện của nhà văn. Trong tác phẩm, NCao đã rất thành công khi miêu tả sự hồi sinh ý thức người, ý thức người lao động ở nhân vật Chí Phèo qua một đoạn văn ngắn thấm đẫm tinh thần nhân đạo.
              Thân bài:
Giới thiệu khái quát:
 - Truyện ngắn “Chí Phèo” ban đầu có tên là “Chiếc lò gạch cũ”, khi in thành sách lần đầu, nhà xuất bản đã đổi lại tên là “Đôi lứa xứng đôi”. Đến khi in lại trong tập “Luống cày”, tác giả đặt lại tên theo nhân vật chính là “Chí Phèo”.
 - Thiên truyện viết về tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo. Bi kịch của Chí Phèo gồm hai bi kịch nối tiếp nhau:  bi kịch bị tha hóa, đầy đọa lăng nhục, từ một con người nông dân lương thiện bị xã hội biến thành một kẻ bất lương, thậm chí thành “con quỷ dữ” và bi kịch  bị từ chối quyền làm người. Đoạn văn đã cho ở đề bài mô tả những thay đổi của Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở. Qua đó người đọc có thể khái quát chiều sâu giá trị nhân đạo của tác phẩm.

 Phân tích cụ thể đoạn văn:
        a. Trước hết, ta nhận thấy thay đổi đầu tiên ở CP là sự thức tỉnh:
NC đã phát hiện trong chiều sâu của nhân vật là bản tính tốt đẹp, chỉ cần chút tình thương chạm khẽ vào là có thể sống dậy mãnh liệt, tha thiết. Sự xuất hiện của nhân vật Thị Nở trong tác phẩm có một ý nghĩa thật đặc sắc. Con người xấu đến "ma chê quỉ hờn", kỳ diệu thay, lại là nguồn ánh sáng duy nhất đã rọi vào chốn tối tăm của tâm hồn Chí Phèo để thức tỉnh, gợi dậy bản tính người nơi Chí Phèo, thắp sáng một trái tim đã ngủ mê qua bao ngày tháng bị dập vùi, hắt hủi. Chính cuộc tình ngắn ngủi với Thị Nở trong một đêm trăng đã vô tình thắp lên ngọn lửa cuộc sống trong Chí. Từ đây, nhà văn đánh dấu quá trình phục sinh tâm hồn ở nhân vật. Đó cũng là biểu hiện của tấm lòng trân trọng của nhà văn đối với phẩm giá của người lao động.

           * Bắt đầu, Nam Cao mới chỉ đơn thuần miêu tả cảnh CP tỉnh rượu:
- Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, Chí thực sự tỉnh rượu. Hắn “bâng khuâng”  như “tỉnh dậy sau một cơn say rất dài”, “lòng mơ hồ buồn”.
- Chí đã có những cảm nhận về không gian, thời gian: bên ngoài mặt trời đã lên cao nhưng “trong cái lều ẩm thấp mới chỉ hơi lờ mờ” và cả những cảm nhận về cuộc sống xung quanh với những âm thanh quen thuộc hàng ngày: “tiếng chim hót ríu rít bên ngoài”, “tiếng cười nói của những người đi chợ”, “tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”…
- Đặc biệt khi tỉnh rượu, Chí đã nhận ra tình tạng thê thảm của bản thân:
+ Nghe câu chuyện của hai người đàn bà đi chợ về, hắn lại “nao nao buồn” vì nhớ tới quá khứ xa xôi một thời với những mơ ước lương thiện về “một gia đình nho nhỏ. Chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng”.
+ Thực tại, hắn thấy “hắn già mà vẫn còn cô độc”, “đói rét và ốm đau”.

            * Từ tỉnh rượu, Chí dần dần thấy tỉnh ngộ:
- Phần quỷ dữ như bị lấp đi, ở Chí phần người đang dần hồi sinh. Những cảm nhậncủa Chí về cuộc sống xung quanh đầy màu sắc âm thanh mà lại rất đời thường. Chỉ cần vài chi tiết nhỏ như vậy, Ncao đã biểu hiện rõ lòng yêu cuộc sống ở nhât vật.
- Ý thức sống bộc lộ qua tâm trạng của Chí trong đoạn văn. Xuyên suốt mạch văn là tâm trạng buồn. Ban đầu thì “Chao ôi là buồn!”, cái buồn của một con người đã bỏ quên cuộc sống, hay chính xác hơn là bị cuộc sống lãng quên. Rồi Chí lại “nao nao buồn”, lần này là nỗi buồn cho quá khứ của một thời trai trẻ lương thiện. Khép lại đoạn văn, tác giả viết “Buồn thay cho đời”, đó là tiếng buồn thốt lên từ đáy lòng nhân vật than thở cho hiện thực cuộc sống đầy nghiệt ngã. Không phải ngẫu nhiên mà CP lại sợ nhất sự “cô độc”, sợ hơn cả “tuổi già và đói rét”. Phải chăng không có nỗi đau nào hơn nỗi đau không được xã hội thừa nhận? Có thể nói đây là lần đầu tiên sau khi ra tù, Chí nhìn nhận về bi kịch cuộc đời sự tha hóa của bản thân. Bản chất lương thiện của người lao động thật mạnh mẽ. Qua những đày đọa, vùi dập của xã hội, nó vẫn nhen nhóm và chờ đợi giây phút phục sinh.

             b. Từ đoạn văn, người đọc có thể hiểu về chiều sâu giá trị nhân đạo của tác phẩm:
 - Ncao khám phá những phẩm chất lương thiện của con người ngay cả khi bị vùi dập. Cùng viết về đề tài tha hóa, trong “Bỉ vỏ”, Nguyên Hồng đã không cho nhân vật Tám Bính giây phút hối hận, với “Số đỏ” VTP lên án gay gắt sự tha hóa của xã hội thượng lưu…NC có cái nhìn rất riêng của mình. Nhà văn luôn trân trọng những ước mơ, khát vọng hướng thiện với hy vọng : “Cái đẹp cứu rỗi con người”.
- Đồng thời, qua đoạn văn, Ncao còn “vạch khổ” cho người lao động. Đúng như nhà phê bình NĐăng Mạnh nhận xét: “Chị Dậu bán con, bán chó, bán sữa nhưng vẫn được làm người … CP phải bán cả nhân hình lẫn nhân tính mà không được làm người”. Ta thấy vút lên một lời kêu cứu: hãy cứu lấy nhân phẩm con người và thái độ phê phán xã hội phi nhân tính chà đạp lên quyền sống của con người.

             * Đặc sắc nghệ thuật:
- Chỉ qua một đoạn văn ngắn mà ngòi bút miêu tả tâm lý của nhà văn đã biểu lộ thật sắc sảo đi sâu vào mọi ngõ ngách, phản ánh những diễn biến sâu thẳm nhất trong tâm hồn người lao động.
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa độc thoại nội tâm, lời nhân vật và lời tác giả khiến người đọc không chỉ cảm nhận được tâm trạng của nhân vật mà còn nhận thấy tình cảm chan chứa của nhà văn. Ncao là vậy, bên ngoài ông luôn tỏ ra lạnh lùng nhưng bên trong lại sôi sục yêu thương.
- Nghệ thuật tả cảnh để bộc lộ tình cảm nhân vật cũng được NC vận dụng thành công, tạo nên ấn tượng nhất định cho đoạn văn.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây