Phân tích tính điển hình của nhân vật Chí Phèo

Thứ tư - 14/12/2022 09:44
Nhân vật điển hình hay còn gọi là hình tượng điển hình, tính cách điển hình chỉ hình tượng nghệ thuật được sáng tạo ra bằng phương pháp điển hình hóa vừa có cá tính sắc nét vừa phản ánh một số bản chất của đời sống xã hội, thể hiện tính xã hội của con người.
Phân tích tính điển hình của nhân vật Chí Phèo
                 Khái niệm tính điển hình:
-Nhân vật điển hình hay còn gọi là hình tượng điển hình, tính cách điển hình chỉ hình tượng nghệ thuật được sáng tạo ra bằng phương pháp điển hình hóa vừa có cá tính sắc nét vừa phản ánh một số bản chất của đời sống xã hội, thể hiện tính xã hội của con người.
-Như vậy một nhân vật điển hình vừa mang những nét riêng biệt lại mang những điểm chung của cả xã hội.Nhà văn Nga Bi-E-Lin-ski khẳng định nhân vật điển hình là kiểu nhân vật “vừa quen vừa lạ”.

               Biểu hiện của tính điển hình ở nhân vật CP
a.CP được coi là n/vật điển hình bởi ở Chí mang những đặc điểm hoàn toàn riêng biệt từ ngoại hình, xuất xứ lai lịch đến ngôn ngữ và tính cách:
             *CP có một lai lịch khá đặc biệt:
-Hắn là một đứa trẻ bị bỏ rơi ngay từ khi mới lọt lòng.Một anh đi thả ống lươn nhặt được Chí “trần truồng và xám ngắt” trong một chiếc váy đụp ở một cái lò gạch bỏ hoang vắng người qua lại.
-Anh thả ống lươn đem Chí về cho một bà góa mù.Bà này lại bán Chí cho một bác phó cối về sau bác phó cối chết, hắn trở thành kẻ bơ vơ không cha, không mẹ, không nhà cửa, không một tấc đất cắm dùi.
-Lớn lên, Chí làm canh điền cho nhà bá Kiến.Anh chàng nông dân nghèo, lương thiện lúc ấy thật giàu lòng tự trọng và chỉ dám ước mơ về một gia đình nho nhỏ “chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải”.
=>Ngay từ lúc mới sinh ra, CP đã trở thành một món hàng hóa trao tay từ hết người này đến người khác.Lúc trưởng thành, Chí lại sống kiếp trâu ngựa của người nông dân trước cách mạng, trở thành công cụ làm giàu cho bá Kiến và công cụ để thỏa mãn nhục dục của bà Ba.
          *Không chỉ vậy, CP còn gây ấn tượng vs người đọc bởi ngoại hình xấu xí, lưu manh do bị tha hóa:
-Trước khi ở tù,Chí là một anh trai điền lực lưỡng được bà Ba nhà bá Kiến để ý tới, bị bá Kiến ghen ghét đẩy vào tù.
-Sau khi từ nhà tù thực dân trở về, Chí đã trở thành một kẻ có ngoại hình trông “gớm chết”.Nhìn hắn đặc như một thằng “săng đá”, “cái đầu thì trọc lốc”, “cái răng thì cạo trắng hớn”…Sau những lần rạch mặt ăn vạ, cái mặt của hắn giờ đây “vằn ngang dọc những vết sẹo” trông giống mặt “một con vật lạ”
           *Ngay cả lời ăn tiếng nói của nhân vật này cũng mang nét cá tính đặc trưng:
-CP xuất hiện ban đầu trong tác phẩm vs lời chửi đầy phẫn uất.Như thành lệ, cứ rượu xong là hắn chửi. Ban đầu, hắn “chửi trời”,rồi chửi “đời”, chửi cả làng Vũ Đại, chửi những ai không chịu chửi nhau vs hắn và thậm chí chửi “đứa chết mẹ nào đã sinh ra hắn”.Song điều CP nhận được là ko ai thềm đáp lại.Hiện thực đau đớn cùng quẫn của Chí được biểu hiện qua tiếng chửi: Chí đã bị cả xã hội loài người quay lưng lại.
-Trong quá khứ, ngôn ngữ của Chí lại là lời ăn tiếng nói của một anh canh điền mộc mạc, tốt tính.Điều đó được bộc lộ một lần nữa qua lời Chí tỏ tình vs Thị Nở: “Hay là mình sang đây ở một nhà vs tớ cho vui”.
=>Lời nhân vật phần nào biểu hiện đc tính cách, nội tâm, bản chất làm nên cái riêng ,độc đáo.
          *Một trong những đặc điểm tạo nên tính điển hình cho nhân vật CP mà ta cần phải đề cao là cá tính sắc nét của nhân vật này:
         - Trước khi ở tù, Chí là một anh chàng nông dân chất phác, trung thực. Khi bị bà Ba nhà bá Kiến bắt bóp chân mà lại cứ đòi bóp lên cao nữa, Chí không thấy đó là niềm sung sướng mà chỉ thấy nhục. “Hai mươi tuổi người ta không thích những gì mà người ta khinh”.
         - Nhưng rồi sự xô đẩy của XHTDPK trước CMT8 đã khiến CP bị tha hóa:
+ Sau khi ở tù về, Chí không chỉ thay đổi về nhân dạng mà còn hoàn toàn biến đổi về nhân tính. Hắn đã trở thành một kẻ lưu manh say triền miên và chuyên rạch mặt ăn vạ la làng, không còn hiền như cục đất mà trở nên “hung hăng, liều lĩnh”. Hắn hành động như một tên đầu bò chính cống. Mới về làng, Chí đã đến nhà bá Kiến gây sự và dẫn đến xô xát với lý Cường con trai cụ bá.
+ Hơn cả vậy từ một kẻ lưu manh, Chí Phèo đã bị lợi dụng, tha hóa biến chất thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Bá Kiến mua chuộc và Chí trở thành tay sai đắc lực. Hắn có thể làm bất cứ điều gì mà người khác sai, làm “tan vỡ bao cảnh yên vui” và làm chảy máu, nước mắt của bao người dân lương thiện. Chí chìm đắm trong những cuộc đâm thuê chém mướn, trong men rượu. Thậm chí, hắn còn say trong ảo tưởng: “Anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta”.
           - Tưởng chừng, Chí đã trở thành kẻ cặn bã đáy cùng của xã hội nhưng thật bất ngờ cho người đọc khi hắn lại đột ngột tỉnh ngộ và thèm lương thiện:
+ NC đã phát hiện trong chiều sâu của nhân vật là bản tính tốt đẹp, chỉ cần chút tình thương chạm khẽ vào là có thể sống dậy mãnh liệt, tha thiết. Sự xuất hiện của nhân vật Thị Nở trong tác phẩm có một ý nghĩa thật đặc sắc. Con người xấu đến "ma chê quỉ hờn", kỳ diệu thay, lại là nguồn ánh sáng duy nhất đã rọi vào chốn tối tăm của tâm hồn Chí Phèo để thức tỉnh, gợi dậy bản tính người nơi Chí Phèo, thắp sáng một trái tim đã ngủ mê qua bao ngày tháng bị dập vùi, hắt hủi. Chính cuộc tình ngắn ngủi với Thị Nở trong một đêm trăng đã vô tình thắp lên ngọn lửa cuộc sống trong Chí. Từ đây, nhà văn đánh dấu quá trình phục sinh tâm hồn ở nhân vật. Đó cũng là biểu hiện của tấm lòng trân trọng của nhà văn đối với phẩm giá của người lao động.
+  Chí đã nhận ra tình tạng thê thảm của bản thân sau một lần tỉnh rượu. Nghe câu chuyện của hai người đàn bà đi chợ về, hắn lại “nao nao buồn” vì nhớ tới quá khứ xa xôi một thời với những mơ ước lương thiện về “một gia đình nho nhỏ. Chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng”. Thực tại, hắn thấy “hắn già mà vẫn còn cô độc”, “đói rét và ốm đau”.
+  Được sự chăm sóc ân tình của Thị Nở, Chí Phèo thấy rất ngạc nhiên(vì đây là lần đầu tiên hắn được người khác cho, nhất là cho từ tay một người đàn bà. Xưa nay, những gì hắn có, hắn chỉ toàn đi cướp giật của người khác). Hết ngạc nhiên, Chí lại thấy “mắt hình như ươn ướt”. Hắn nhận ra thực tế đau lòng là mình chưa từng được chăm sóc như thế. Chi tiết bát cháo hành và hình ảnh Chí Phèo khóc là những dấu hiệu của nhân tính bị vùi lấp đang trở lại.
+ Ước mơ lương thiện trở về, Chí Phèo thèm lương thiện và hy vọng lớn vào Thị Nở. Ncao đã diễn tả thật cảm động mong ước của nhân vật: “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. Chí đã có những hình dung về tương lai sống cùng Thị Nở và ngỏ lời với thị bằng một câu nói rất canh điền: “Hay là mình sang đây ở một nhà với tớ cho vui”.

               b. Không chỉ mang những nét riêng, CP còn mang những nét chung bản chất đời sống xã hội:
- Có thể nói, ở Chí Phèo hội tụ tất cả mọi nỗi thống khổ của người dân lao động dưới ách áp bức của XHPKTD trước CMT8:
+ Cuộc đời của Chí là một chuỗi dài những bi kịch. Ngay từ khi mới lọt lòng đã bị bỏ rơi, lớn lên lại sống kiếp trâu ngựa ở mướn, ở đợ. Vì lòng ghen của cụ bá mà hắn bị đẩy vào tù – nguyên nhân chính bắt đầu con đường tha hóa.
+ Đau đớn nhất ở Chí là hai bi kịch: bị tha hóa và bị tước đoạt quyền làm người. Dù sau khi tha hóa, Chí đã có khát vọng lương thiện nhưng hắn lại nhanh chóng tuyệt vọng. Lý do sâu xa là những định kiến nghiệt ngã, là sự chối bỏ của xã hội. Đau đớn, phẫn uất, hắn xách dao đến nhà bá Kiến và nhận ra bi kịch của mình: “Không ai cho tao lương thiện”. Kết cục, Chí đam chết bá Kiến và tự sát. Số phận cùng cực, không lối thoát của người nông dân nghèo đã được Ncao phản ánh chân thật, đầy kịch tính.
=> Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh từng khẳng định: “Khi “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan ra đời, chắc ít ai nghĩ rằng, thân phận nông dân dưới ách đế quốc phong kiến lại có thể có một nỗi khổ nào hơn nhưng nỗi khổ của chị Dậu, anh Pha. Nhưng khi CP ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao thì người ta liền nhận ra rằng đây mới là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa…Chị Dậu bán con, bán chó, bán sữa nhưng chị vẫn còn được gọi là người, CP phải bán cả diện mạo và linh hồn đi để trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.
 - CP cũng điển hình cho quy luật của làng quê VN trươc CM:
+ Trước CP ở làng VĐại có Năm Thọ, Binh Chức là những kẻ lưu manh. Sau CP nhà văn lại dự báo về một “CP con” sẽ ra đời qua hình ảnh “Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và trong óc thị thoáng hiện lên hình ảnh chiếc lò gạch cũ bỏ hoang”.
+ Qua nhân vật CP, Ncao muốn nói lên một hiện thực đau đớn đang diễn ra ở nông thôn VN lúc bấy giờ: một bộ phận người nông dân bị tha hóa cả về mặt nhân hình lẫn nhân tính.Ta thấy vút lên một lời kêu cứu: hãy cứu lấy nhân phẩm con người và thái độ phê phán xã hội phi nhân tính chà đạp lên quyền sống của con người.

Đánh giá:
- Tác phẩm đã lên án, tố cáo tội ác của chế độ thực dân nửa phong kiến đã đàn áp và bóc lột nhân dân lao động. Qua đó nhà văn đồng cảm với những nỗi khổ đau, bị đày đọa và lăng nhục của người nông dân. Đồng thời nhà văn cũng kịp thời  phát hiện và trân trọng trước vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật và khao khát thay đổi thực tại để mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.  
- Nhân vật CP đã trở thành một sáng tạo nghệ thuật đặc biệt, một điển hình nghệ thuật xuất sắc của ngòi bút Nam Cao, rất sinh động cá tính mà giàu tính khái quát.
- “Chí Phèo” xứng đáng là kiệt tác của Nam Cao, đưa ông vào vị trí hàng đầu của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây