phân tích truyện Chí Phèo trong sự đối sánh với Tắt đèn để thấy được những sáng tạo độc đáo

Chủ nhật - 01/12/2019 10:04
Đề: Tiểu thuyết Tắt đèn, của Ngô Tất Tố và truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao đều viết về người nông dân nghèo trong xã hội cũ. Anh (chị) hãy phân tích truyện Chí Phèo trong sự đối sánh với Tắt đèn để thấy được những sáng tạo độc đáo, những tìm tòi mới mẻ về hiện thực của ngòi bút Nam Cao.
phân tích truyện Chí Phèo trong sự đối sánh với Tắt đèn để thấy được những sáng tạo độc đáo

Nam Cao là nhà văn hiểu hơn ai hết nghệ thuật là một hoạt động sáng tạo. ông quan niệm: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài biểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những ngun chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có" (Đời thừa).

Nam Cao tuyên b như thế và quyết thực hiện như thế trong sáng tác của mình. Ta có thể thấy rõ điều đó qua thiên truyện ngắn Chí Phèo của ông.

Trong dòng văn học hiện thực phê phán ở nước ta trước Cách mạng tháng Tám 1945, tình cảnh bi thảm của người nông dân nghèo là một để tài rất phổ biến.

Người ta thường nói: ở mỗi người Việt Nam, dù thuộc tng lớp nào, cũng cố một người nông dân. Có lẽ vì thế chăng, mà nhiều cây bút đã viết rt hay, rất sâu sắc về người nông dân. Trước khi Nam Cao viết Chí Phèo (1941), Vũ Trọng Phụng đã viết Giông tố, Vỡ đê (1936), Ngô Tất Tố đã viết Tt đèn (1937), Nguyễn Công Hoan đã viết c đường cùng (1938);;. Đấy là chưa kể Trần Tiêu, Thanh Tịnh... cũng viết rất hay về nông dân.Đối với đ tài ấy, Nam Cao là người đến muộn. Trên mảnh đất người ta đã đào xới rất kỹ rồi, ông còn tìm tòi được gì mới mẻ đây! Đây quả là một thử thách rất khắc nghiệt đối với một cây bút đòi hỏi ngh văn phải là một nghề sáng tạo.

Nhưng Nam Cao đã vượt qua được thử thách ấy một cách thật là vinh quang.

|Đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, người ta tưởng chừng như không còn gì để nói thêm nữa về nỗi khổ của người nông dân thời trước, ngoài những điu mà anh Pha (Bước đường cùng), Chị Dậu (Tắt đèn) phi gánh chịu.

Vậy mà khi Chí Phèo ngất ngưỡng bước ra từ những trang sách của Nam Cao, người đọc mới nhận thấy rằng, té ra đây mới là kẻ khốn cùng nhất ở nông thôn ta ngày trước. Chị Dậu phải bán đi tất cả: bán con, bán chó, rồi bán sữa đi ở vú... Người nông dân còn có gì nữa để mà bán! Ấy thế mà Chí Phèo vẫn tìm ra một tài sản để bán, cái tài sản cuối cùng mà chị Dậu chưa phải bán: ấy là nhân tính là hồn người. Mất tài sản này thì con người thành con quỷ. Chị Dậu dù khổ cực thế nào, nhưng vẫn còn được là người trong khi Chí Phèo phi trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Phát hiện ra nỗi khổ y của người nông dân, Nam Cao đã đem đến cho tác phẩm của mình một sức tố cáo thật sâu sắc mãnh liệt. Đúng vậy, chị Dậu của Ngô Tất Tố thật là cực khổ đủ đường: chồng bị bắt, con phải bán đi, bản thân phải đi ở  và nhiều lần bị đe doạ hãm hiếp. Nhưng chị vẫn giữ được nguyên vẹn cả nhân tính lẫn nhân hình. Chí Phèo thì đành để mất tất cả. Chính vì thế mà hắn không được chấp nhận trở lại làm người, Cái bộ mặt đầy sẹo ngang dọc ấy, cái lý lịch đy tội lỗi và những cơn say triền miên ấy, khiến cả làng Vũ Đại, ngoài Thị Nở ra không ai còn có thể tin rằng, trong tâm hồn hắn, còn sót lại một chút gì gọi là lương tâm hay nhân tính. Chí. Phèo đã rơi vào tấn bi kịch đau đớn nhất, bị từ chối làm người.

Trong quan niệm của Nam Cao về nghệ thuật, có điều này cũng rất tiến bộ, ông cho rằng, văn chương phải nhằm mục đích "ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình..." (Đời thừa). Thực ra chủ nghĩa nhẫn đạo vẫn được xem là cơ sở tư tưởng nói chung của văn học hiện thực chủ nghĩa: Những cây bút hiện thực như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, hay Nguyên Hng, Ngô Tất Tố đều lên án xã hội thực dân, phong kiến trên lập trường của chủ nghĩa nhân đạo. Có điều, về phương diện này, tác giả Chí phèo vẫn có những đóng góp riêng có thể gọi là độc đáo, mới mẻ.

Hãy trở lại với tác phẩm Tất đèn. Ai nấy đều biết nhà văn Nguyễn Tuân đã từng ca ngợi cuốn tiểu thuyết này của Ngô Tất Tố bằng những hình ảnh thật đích đáng: "Trên cái tối trời tối đất" ngày xưa, tác giả đã dựng nên "bức chân dung lạc quan của Chị Dậu". Nguyễn Tuân muốn nói rằng, qua nhân vật này, Ngô Tất Tố đã thể hiện niềm tin tưởng chắc chắn ca mình ở phẩm chất tốt đẹp ca người nông dân lao động, dù sống trong bùn vẫn toả hương thơm thanh khiết như một bông sen giữa đầm lầy.

Đó là biểu hiện cao đẹp nhất của lòng nhân đạo trong tác phẩm Tất đèn. Ngô Tất Tố qua hình tượng chị Du, chẳng những thông cảm sâu sắc với mọi nỗi khổ cực của người nông dân trong xã hội cũ, mà còn tỏ thái độ kính trọng thật sự những con người thuộc tầng lớp dưới đáy của xã hội ấy nữa. Điều đó không phải nhà văn hiện thực vào cũng cố được.

Tuy nhiên, chị Dậu dù sao cũng là một con người bình thường, một người đàn bà lành mạnh của đời sống lương thiện. Còn Chí Phèo ca Nam Cao thì đã bị nhà tù của chủ nghĩa thực dân và thủ đoạn độc ác của Bá Kiến biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Vậy mà Nam Cao vẫn tin rằng dưới đáy sâu của tâm hồn tưởng như hoàn toàn đen độc của Chí, vẫn tồn tại bản chất lương thiện của người nông dân lao động mà không một sức mạnh nào, dù ghê tởm đến đâu cũng không thể tiêu diệt được. Cho nên khi gặp Thị Nở, mối tình chân thật của người đàn bà này mớí có thể làm thức dậy cái chất ngưi chưa chết hẳn ở anh ta. Chí thèm khát được trở v cuộc sống lương thiện, muốn sống hoà với mọi người. Nhưng ai tin anh ta được! Xã hội độc ác đã cướp đi bộ mặt. người của anh ta rồi còn đâu? Và Bá Kiến đã tạo cho anh ta một bản lý lịch đầy tội ác, làm sao đẩy xoá đi được! Trong cơn tuyệt vọng, anh ta đã đâm chết Bá Kiến và tự sát; Nam Cao đã sáng tạo nên một nhân vật nô lệ thức tỉnh đứng lên đòi quyền làm người. Anh ta phải tự sát vì một mặt không muốn trở về cuộc sống của con quỷ dữ của làng Vũ Đại, mặt khác đã bị từ chối làm người.

Đấy là tấn bi kịch đau đớn của Chí Phèo. Nam Cao đã dựng lên tấn bi kịch ấy bằng những trang viết chứa chan tình nhân đạo, một chủ nghĩa nhân đạo đặc biệt sâu sắc và cảm động với những biểu hiện độc đáo chưa cố dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố cũng như của các bậc đàn anh khác như Vũ Trọng Phụng hay Nguyn Công Hoan.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây