Bình giảng bài thơ Chiều tối (Đề 01)

Thứ ba - 03/12/2019 10:18
Đề: Bình giảng bài thơ Chiều tối (Đề 01)
Nói v đặc điểm những bài thơ trong tập Nhật ký trong tù của Bác, nhà văn Cu ba, Phêlic Pita Rôdrighết nhận xét: "Đôi lúc, bài thơ chỉ là một phác hoạ phong cảnh đã rung cảm nhà thơ, và đọc nó chúng ta hình dung đương ngấm những cảnh trong bức tranh lụa Việt Nam - đúng như một trong những người dịch thơ Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp, Buraden, đã có ý kiến nhận xét - trong đó chỉ bằng vài nét bút lông đã phác hoạ nên nhiều điều vô giá" (Nghiên cứu học tập thơ văn Hồ Chí Minh - NXB Khoa học xã hội, H. . - 1979). Đọc bài thơ Chiều tối (Mộ) trong tập Nhật ký trong tù của Bác, chúng ta sẽ thấy những nhận xét trên là hết sức chính xác:
 
Chim mi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng

Chúng ta đều biết những bài thơ ở tập Nhật ký trong tù của Bác ra đời từ một hoàn cảnh thật oái ăm, khốc liệt; viết trong gông cùm, xiềng xích. Tập thơ như một cuốn phim ghi lại thật sinh, động cả cuộc hành trình đầy gian lao, vất vả: đi trong mưa dầm, nắng đốt, trong gió rét, khi được dừng chân thì lại bị đy vào những nhà giam tối tăm và đầy muỗi rệp... Nhưng một điều lạ là suốt cả tập thơ, người đọc không thấy dấu hiệu nào là sự bi quan, chán nản; càng không thấy dấu hiệu của nỗi tuyệt vọng, buông xuôi. Có nhiều lúc Người băn khoăn, trăn trở và nhớ da diết Tổ quốc, đng chí, đng bào, nhưng lúc nào cũng cháy sáng niềm tin cách mạng, tâm hồn lúc nào cũng dào dạt cảm hứng thơ ca và ấm nóng tình đời. Ta có thể thấy rõ điu ấy trong bài thơ Chiều tối. Có thể nói hình ảnh "Lò than rực hng" trong bài thơ Chiều ti chính là "đim ngời sáng trong thơ" (Bêse - Đức). Không có điểm tựa này, ý tứ của bài thơ sụp đổ, hay nói đúng hơn nội dung tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ mang một ý nghĩa khác, có một giá trị khác. Một trong những đặc điểm của nhiều bài thơ tuyệt cú luật Đường câu cuối cùng có một vai trò rất lớn trong câu tứ và làm nổi bật chủ đề thơ. bài chiều ti, nếu chỉ đọc ba câu đầu:
"Chim mỏi về rừng tim chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không
Cô em xóm núi xay ngô tối..."

Thì đúng là trước mắt chúng ta hiện lên một bức tranh với những nét phác hoạ phong cảnh của rừng núi lúc chiu tà. Một cánh chim mệt mỏi đi tìm chốn ngủ, một đám mây cô đơn (cô vân) lững lờ trôi qua, một thiếu nữ vùng sơn cước đang xay ngô... Những hình ảnh rất thực trong con mắt người tù tuy không phải không có những đường nét ước lệ thường thấy ở thơ cổ. Qua cảnh, ta thấy được tâm trạng nhà thơ Nguyễn Du viết: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cảnh trong ba câu đầu rất phù hợp với tâm trạng và tình cảm của người làm thơ: buồn bã và có phần mệt mỏi, đơn côi, Vui làm sao được khi một mình đang lê bước trong gông cùm, không mệt mỏi sao được sau một ngày "dãi nắng, dm mưa". Bác Hồ không phải là thánh thần, Bác cũng là một con người, cũng buồn trước cảnh chiều tàn, cũng cảm thy lẻ loi, hiu quạnh khi không có người chia sẻ nơi đất khách, quê người. Hình ảnh cánh chim mệt mỏi (quyện điểu), đám mây cô đơn (cô vân) và cô gái xay ngô, với những vòng quay đều đều, chậm chạp như nói hộ tâm trạng và tình cảm ấy của Người. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ba câu đầu ấy thì Chiều tối không còn là bài thơ của Bác nữa. Nó cũng sẽ chìm lẫn vào nhiều bài thơ tả cảnh buổi chiều và tấm lòng người lữ thứ. Như một đặc điểm rất độc đáo, in đậm trong nhiều bài thơ ca Bác H là mạch thơ, hình nh thơ, cũng như tư tưởng thơ ít khi tĩnh tại, thường luôn vận động một cách khoẻ khoắn và bất ngờ, luôn hướng tới sự sống và ánh sáng, ở bài thơ Chiều tối, chính kết cấu ấy đã làm ni rõ đặc điểm trên:
 
"Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng"

Nếu như ba câu đầu, hình ảnh thơ mang lại cho bạn đọc một ấn tượng buồn bã, đơn côi, và có phần mệt mỏi thì câu kết bỗng nhiên đột ngột chuyển mạch, chuyển cảnh, chuyển ý, chuyển tình. Tất cả đều bừng sáng khi "Lò than đã rực hồng". Sự chuyển đổi ở đây đột ngột nhưng cũng rất tự nhiên, khéo léo, tinh vi. Như nhiều người đã nói, câu thơ của Bác trong nguyên bản không có chữ tối. đay không nói tối mà ta vẫn thấy bóng tối đang ập xuống, nói như giáo sư Lê Trí Viễn: "Thời gian trôi dn theo cánh chim và làn mây, theo những vòng xoay của cối ngô, quay quay mãi, ma bao túc - bao túc ma hoàn, và đến khi cối xay dừng lại thì " dĩ hồng", lò đã rực hồng, lúc trời tối thì lò dã rực lên" (Đọc lại bản dịch Nhật ký trong tù, Tác phm mới số 8 - 1970). Theo sự chuyển cnh, tình người cũng đã chuyển theo Câu thơ cuối cùng, vi ánh lửa hng rực rỡ thể hiện niềm vui của con người làm tỏa sáng, truyền sự ấm nóng lên toàn bộ bức tranh phong cảnh, như làm tan đi cái cô quạnh, sự mệt mỏi và cái lụi tt ca cảnh chiều nơi rừng núi. Nhà thơ Hoàng Trung Thông khi bình bài thơ này đã cho rằng: nếu chỉ dừng lại ở ba câu thơ đầu thì nhà thơ Hồ Chí Minh của chúng ta không khác gì nhà thơ Liễu Tông Nguyên đời Đường với bài thơ Giang tuyết (Sông tuyết):

"Thiên sơn điu phi tuyệt
Vạn kính nhân tông diệt.
Cô thuyền xuy lạp ông
Độc điếu hàn giang tuyết
Nghĩa là:
 
 
"Nghìn non bóng chim bay đi đã tắt
Muôn nẻo dấu người mất
Trên chiếc thuyền cô đơn ông già mang tơi đội nón
Một mình cu sông tuyết lạnh".

Bài thơ lẻ toi quá chừng, lạnh lẽo quá chừng. Nhưng nhà thơ H Chí Minh rất Đường mà lại không Đường một tí nào. Với một chữ hồng Bác đã làm rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mt đi sự mệt mỏi, sự uể oải, sự vội vã đã diễn tả trong ba câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô thiếu nữ xóm núi sau khi xay xong ngô tối (Hoàng Trung Thông - Bác Hồ làm thơ và thơ của Bác - Nghiên cứu học tập thơ văn H Chí Minh, NXB Khoa học xã hội, H.. - 1979). Như thế, bài thơ Đường như có một sự đối lập giữa cảnh đu và cảnh cuối, giữa tình cảm, nỗi lòng của người viết ở ba câu đầu và câu cuối. Trước buồn, sau vui, trước mệt mỏi, vội vã, cô đơn sau nồng ấm, rực rỡ, tươi sáng... Thực ra ở đây đối lập mà vẫn thống nhất, thống nhất cả ở hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng. Về nghệ thuật, bức tranh đầu chỉ là cái nền để làm nổi bật cnh sau, để tạo sự đột ngột, bất ngờ cho câu kết. Về nội dung, cái tình ở đoạn đu là nỗi niềm riêng của Bác trong cnh ngộ lúc tù đày giữa núi rừng vắng vẻ lúc chiều muộn. Còn ánh lửa hồng cuối bài là niềm vui, dẫu là niềm vui nho nhỏ của "Cô em xóm núi", của cuộc sống thường nhật mà Bác sẵn sàng chia sẻ với người dân lao động. Phải chăng ở đây, Người đã quên hẳn nỗi bất hạnh của riêng mình, quên đi nỗi mệt nhọc, cô đơn để vui với niềm vui hn nhiên, bình dị ca cuộc sống nhân dân lao động.

Chỉ với một bài thơ bốn câu, đúng là Người chỉ dùng "vài nét bút lông" mà "đã phác hoạ lên nhiểu điểu vô giá" như Buđaren đã nhận xét. Điu vô giá ấy trước hết là người đọc thấy được tấm lòng và tư tưởng của Bác vừa rất cụ thể, đời thường lại vừa rất lớn lao, vĩ đại; sẵn sàng quên nỗi bất hạnh riêng, hoà với niềm vui chung của cụộc sống con người. Bài thơ cũng cho ta thấy tài nghệ sc sảo và độc đáo của Bác trong một bút pháp riêng: hoà hợp màu sắc cổ điển và hiện đại.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây