Bình giảng bài thơ Chiều tối (Đề 02)

Thứ ba - 03/12/2019 10:20
Đề: Bình giảng bài thơ Chiều tối (Đề 02)
Bình giảng bài thơ Chiều tối (Đề 02)
Chiều tối là một trong những bài thơ tức cảnh xinh xắn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tập Nhật ký trong tù:

Thơ của Người thường là vậy, thoạt xem tưởng không có gì sáng tạo, vẫn chỉ là những hình ảnh đã trở thành ước lệ quen thuộc trong thơ cổ:

 
Chim mi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không

Thực ra đó là những cảnh rất thực trong mắt người tù thi sĩ lúc chiều tối nơi núi rừng.

Chiều tối (Mộ) là lúc ánh sáng ban ngày gần tắt hẳn. Lúc ấy ở giữa chốn núi rừng không có chân trời, chút ánh sáng còn sót lại của một ngày tàn chỉ có thể nhìn thấy nơi đỉnh trời. Một cách tự nhiên, con mắt của nhà thơ phải ngước lên cao để nhận ra một cánh chim mỏi mệt đi tìm chốn ngủ nơi một vòm cây nào (tầm túc thụ) và một chòm mây cô đơn (cô vân) lững thững trôi qua (mạn mạn độ thiên không).

Cảnh vật như thế là buồn, phù hợp với tâm sự của người, làm thơ cũng không thể nào vui được, nếu ta nghĩ đến hoàn cảnh người tù một mình nơi đất khách, lại trải qua một ngày đầy ải trên đường, trong lòng không lúc nào nguôi nỗi nhớ quê hương...

Tuy nhiên thơ Bác vẫn có một đặc điểm rất độc đáo này: mạch thơ, hình ảnh thơ cũng như tư tưởng thơ ít khi tĩnh tại, thường luôn luôn vận động một cách khoẻ khoắn và bất ngờ hướng về sự sống và ánh sáng:
                                                                                             
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hng,

Nếu nói về cảnh thì sự chuyển cảnh như thế cũng rất tự nhiên. Khi đêm đã buông xuống hẳn tấm màn đen của nó thì con mắt nhà thơ tất nhiên ch th hướng về nơi nào đó có ánh sáng. Đó là ánh sáng soi tỏ hình ảnh một cô gái xay ngô để chuẩn bị bữa cơm chiu.

Ở câu thứ ba, người dịch thơ đã thêm vào một chữ "tối" không có trong nguyên tắc. Kể ra lúc ấy trời đã tối thật rồi, thêm vào chữ "tối” hẳn là không sai. Nhưng cái tinh tế của bài thơ quả có vì thế mà mất mát đi chút ít. Không nói tối mà t được tối vẫn hay hơn. Đây là cách dùng ánh sáng để miêu tả bóng tối. Lò than nơi xóm núi kìa hẳn đã được nhóm lên từ trước nhưng nay trời tối hẳn nó mới rực sáng lên như vậy.

Lê Trí Viễn còn phát hiện thêm chỗ tinh vi này ở câu ba và câu bốn trong nguyên tác của bài tứ tuyệt khi lp lại theo một trật tự đảo ngược, mấy chữ "ma bao túc" và "bao túc ma hoàn".
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc. Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.

Thời gian trôi dần theo cánh chim và làn mây, theo những vòng xoay của cối ngô, quay quay mãi, "ma bao túc. Bao túc ma hoàn"... và đến khi cối xay dừng lại thì "lô dĩ hồng” lò đã rực hng, lúc trời tối, trời tối thì lò rực lên.

Hai câu trên là cảnh bun, lòng người cũng không vui, thể hiện ở hình ảnh cánh chim mỏi mệt về rừng và chòm mây cô đơn trôi chm chậm qua lưng trời. Nhưng hai câu sau lại là một nim vui thể hiện ánh la hng bỗng rực lên, chiếu sáng hình ảnh khoẻ khoắn của một cô gái xay ngô. Sự sống, ánh sáng và niềm vui của con người bỗng hiện lên ở trung tâm của bức tranh thơ để toả ấm ra xung quanh, xua tan đi cái cô quạnh, cái mệt mỏi, cái lụi tát của cảnh chiều nơi núi rừng.

Nguyễn Du nói: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Chân lý ấy rất ứng với hai câu thơ đầu. Tất nhiên phải nói cho rõ, ở hai câu này người buồn mà cảnh cũng buồn.

 
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không

Nhưng ở hai câu sau thì cảnh lại vui. Vậy thì hẳn là người cũng vui. Tất nhiên là như thế. Nhưng như đã nói, vì sao có thể vui được, khi một mình vớỉ nỗi nhớ quê, đằng sau lưng là một ngày đường vất vả vừa trải qua, còn trước mắt lại là một nhà lao khác đầy muỗi rệp đang chờ đợi. Đã thế, lại đứng giữa một cảnh chiều muộn nơi núi rừng trên đất khách quê người...

Mới biết mọi vui buồn của Bác Hồ đều gắn bó làm một với những vui buồn của nhân loại. Quên hẳn nỗi bất hạnh của riêng mình, Người sẵn sàng lấy cái vui nho nhỏ đời thường của gia đình một cô gái nhà ai nơi xóm núi bên bếp lửa hồng. Người ta nói chủ nghĩa nhân đạo của Hồ Chí Minh đã đạt tới mức độ quên mình là như thế.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây