Bình giảng đoạn “Anh hùng tiếng đã gọi rằng” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

Thứ sáu - 22/11/2019 10:42
Đề: Bình giảng đoạn “Anh hùng tiếng đã gọi rằng” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

Có lẽ thế, Từ Hải là một giấc mơ của Nguyễn Du - giấc mơ anh hùng, giấc mơ tự do và công lý. Cho nên Từ Hải phải là một con người siêu phàm. Con người ấy đến từ một giấc mơ và ở lại như một huyền thoại: Hiện diện trong “Truyện Kiều” như một nhân cách sử thi, Từ Hải đã làm nên những trang sôi động nhất, hào sảng nhất, trong cái thế giới buồn đau dằng dặc của “Đoạn, trường tân thạnh”. Khắc hoạ một nhân vật như thế, không dùng bút pháp lãng mạn hoá, lý tưởng hoá, thì khó mà nổi bật. Để tô đậm tầm vóc phi thường của hình tượng Từ Hải, Nguyễn Du đã khắc chạm bằng nhiều cách, từ nhiều phía, ông đã giới thiệu lai lịch, đã mô tả ngoại hình, đã phô bày những cá tính... ở đây trong đoạn trích “Anh hùng tiếng đã gọi rằng...” này, phẩm chất Từ Hải được hiện lên chủ yếu bằng ngôn ngữ hùng tráng và kỳ tích anh hùng. Tuyên ngôn và hành động bao giờ cũng là một. Phát ngôn được nấu nung, kết tinh từ hành động, còn hành động là sự thể hiện, là thước đo của phát ngôn. Nhờ đó mà Từ Hải thực sự là một vẻ đẹp lý tưởng và hoàn hảo.

Đoạn thơ tự nó hình thành hai phần: cuộc trò chuyện Thuý Kiều - Từ Hải và cuộc khởi binh đầy kỳ tích của Từ Hải. Ở phần một, nhân cách anh hùng của Từ Hải trong lời nói, phần hai phẩm cách anh hùng trong hành vi xuất chúng. Từ không gian màn trường khuê phòng ra không gian giang sơn trời đất, Từ Hải đã bước thẳng đến chính mình bằng những bước siêu phàm.

Mở đầu cuộc đối thoại là lời Thuý Kiều. Trước Từ, Kiều không hiện ra như một người bạn trăm năm, mà như một nạn nhân được cứu vớt che chở trước một ân nhân đã ra tay tế độ. Kiều càng tự thấy nhỏ bé bao nhiêu, Từ càng uy nghi, kỳ vĩ bấy nhiêu. Đối với Nguyễn Du, Từ Hải là một giấc mơ, thì đối với Kiều, ngay đến mơ cũng không dám nghĩ rằng mình có Từ Hải. Tự nhận mình hèn mọn, Kiểu tôn vinh Từ Hải như một bậc cứu nhân độ thế, rửa sạch oan khiên. Bằng những lời ước lệ, thậm xưng, Từ Hải trong tâm trí Kiều đã hiện lên trong tầm vóc vũ trụ, phi phàm: “Trộm nhờ sấm sét ra tay”, “Dễ đem gan óc đền ghì trời mây”. Có thể nói đó là cách gián tiếp để khắc hoạ Từ Hải, nghĩa là lối mượn lời nhân vật này để tạo dựng nhân vật khác.

Nhưng có lẽ, chính trong lời Từ Hải, phẩm cách anh hùng ở nhân vật này được bộc lộ nhiều hơn: vừa bình dị vừa siêu phàm. Cái việc Từ đã làm cho Kiều là một cuộc đổi đời, hồi sinh vô cùng lớn lao. Từ đã đưa Kiều từ tận cùng ô nhục (“Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”) lên tột bậc danh giá!
Từ gái lầu xanh lên. bậc mệnh phụ phu nhân, tạo điều kiện cho nàng được ân đền oán trả. Nhưng việc phi phàm ấy lại được Từ lý giải bằng những động cơ rất thường tình, rất tự nhiên đối với minh:
Từ rằng: “Quốc sỉ xưa nay,
Chọn người tri kỉ một ngày được chăng
Anh hùng tiếng đã gọi rằng:
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha!
Huống chi việc cũng việc nhà
Lọ là thấm tạ mới là tri ân!
Kiểu cảm nhận sự việc bằng tâm thế một nạn nhân, ngưỡng vọng ơn trời bể. Còn Từ Hải lại xem là một việc vẫn thường làm đối với mình. Cả hai cách nói cũng như hai cách nhìn nhận đánh giá sự việc đều đạt một hiệu quả là làm cho Từ Hải hiện ra càng lớn lao hơn. Nhưng trong lời Từ, xét ra không phải chỉ có sự khiêm nhường: người này thực ra ý thức khá sâu sắc về giá trị và uy vũ của mình. Từ coi mình là “quốc sĩ”, nghĩa là kẻ sỉ tầm cỡ quốc gia, lại gọi mình là “anh hùng”. Vậy là văn võ song toàn! Chẳng phải sự hào hoa như một nghệ sĩ hài hoà với sự ngang tàng hào hùng của bậc trượng phu vốn đã là vẻ đẹp của Từ từng được Nguyễn Du trực tiếp khắc hoạ: “Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo” đấy ư. Từ đâu chỉ là kẻ biết người, Từ cũng là một kẻ rất biết mình!.

Lý tưởng anh hùng của Từ Hải đối với đời thể hiện trong hành vi nghĩa hiệp đối với một con người cụ thể ấy là Thuý Kiều. Cứu đời, trước hết là cứu Thuý Kiều. Thực hiện công lý cho đời, trước hết là cho nàng Kiều. Sở nguyện, khao khát chân chính của những nạn nhân trở thành lý tưởng mục đích của người anh hùng. Người anh hùng đứng lên là sống cho họ, sống vì họ. Ước ao thầm kín của Kiều đã được Từ cảm nhận như một tri kỷ, tri âm. Nàng không nói, nhưng chàng tự coi mình có bổn phận đáp ứng. Kỳ tích anh hùng đã nảy sinh từ tấc lòng tri âm.

 
Xót nàng còn chút song thân,
Bấy nay kẻ Việt người Tàn cách xa
Sao cho muôn dặm một nhà
Cho người thấy mặt là ta cam lòng.

 
Kiều có một mong ước thầm kín mà da diết, đó là được trở về cố hương, đoàn tụ với gia đình gặp lại song thân. Để đáp ứng sở nguyện ấy, người anh hùng đã thực hiện theo cung cách thật là khác thường: không phải tìm đường hộ tống nàng hồi hương, mà khởi binh, dựng nghiệp, lập ra cả một triều đình, đánh chiếm hàng loạt huyện thành, vạch đôi sơn hà, để dẹp đường cho hồng nhan tri kỉ gặp lại song thân... Thế đấy, Từ Hải không chỉ đổi đời cho Kiều mà còn vì Kiều, đem hạnh phúc đến cho biết bao sinh linh khác. Để đáp ứng một nguyện vọng bé mọn, Từ sẵn sàng làm những chuyện lớn lao. Hạnh phúc của Từ Hải là đem được hạnh phúc đến cho Thuý Kiều, Thấy Kiều hạnh phúc thì Từ mới cam lòng. “Sao cho thầy mặt là ta cam lòng”! Qua lời Từ Hải, chúng ta đã có thể thấy nhân cách anh hùng của Từ là một sự hài hoà tuyệt vời giữa khiêm nhường và xuất chúng, giữa cốt cách hào hoa quốc sĩ và phẩm cách anh hùng, giữa lòng trung hậu nhân từ và sự ngang tàng đầy uy vũ...
Phần sau, Từ Hải hiện ra qua lời trần thuật trực tiếp của Nguyễn Du về hành động của Từ Hải. Không còn là cuộc đối thoại trong màn trướng mà là cuộc giấy binh , trên chiến trường, giữa: dọc ngang trời đất? Nhân cách anh hùng được khắc hoạ trong không gian” sử thi.

Trong cuộc đối thoại nói trên, Từ đã tôn vinh Thuý Kiều bằng cách phá vỡ, xoá sạch khoảng cách giữa mình và Kiều: tương quan sang - hèn, ân nhân - nạn nhân đã được Từ Hải nâng lên thành quan hệ tri kỷ - tri âm. Kiều đã được đặt ngang tầm, bình đẳng, với Từ. Họ trở thành một cặp “Trai anh hùng gái thuyền quyên”, “Người quốc sắc Kẻ thiên tài”, ấy là một phía của nhân cách anh hùng!
Ở đây ta thấy một phía khác. Từ quyết tạo ra một tương quan bình đẳng khác: bình đẳng với quyền uy tột đỉnh của nhà nước phong kiến. Từ cúi mình cứu vớt nạn nhân, nhưng cũng sẵn sàng tranh tài đọ sức, tranh hùng tranh bá với Triều đình!

Để khắc hoạ tầm cỡ đó của Từ Hải, Nguyễn Du đã dùng đến một hệ thống ngôn từ cũng đầy quyền uy: binh tướng, binh uy, bá vương, sơn hà, tranh cường, hùng cứ... và viết về hành vi của Từ Hải dứt khoát phải dùng những động từ chỉ động thái mạnh mẽ: Vội truyền, trúc chè, ngói tan, gió quét mưa sa, huyện thành đạp đổ..., những giọng điệu đầy ngang tàng thách thức mang khẩu khí anh hùng: đòi phen, sá gì, thiếu gì, ai dám... Không gian vũ trụ, không gian sử thi trở thành khoảng không gian tung hoành phù hợp với khí phách Từ Hải. Những đơn vị địa lý, địa vực cứ được nới rộng đến cực đại để cho tính cách anh hùng của Từ được vùng vẫy, và có lẽ phải tạo một không gian như thế thì mới thể hiện được tầm vóc của Từ: Triều đình riêng một góc trời, huyện thành đạp đổ, năm toà cõi nam, gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà, nghênh ngang một cõi biên thuỳ, năm năm hùng cứ một phương hải tần...

Những thi liệu ấy được phối hợp với những tiết tấu mạnh mẽ, âm điệu dồn dập, sôi động, biểu hiện binh lực hùng hậu, khí thế bách chiến bách thắng của Từ Hải. Và sâu xa hơn, nó biểu hiện được chí khí dám đương đầu, dám sống mái, đưa tranh với thế lực tối thượng thời phong kiến. Nói theo giọng đời thường hiện đại là cái chí khí “không ngán gì!” của Từ Hải.

Thể hiện khát vọng tự do của Từ Hải,-Nguyễn Du đã luôn cô đúc ngôn ngữ của mình thành những câu thơ có tầm khái quát hào hùng và lãng mạn: cánh hồng bay bổng tuyệt vời. Giang hồ quen thứ vẫy vùng, Bấy lâu Bể sở sông Ngô tung hoành. Đội trời đạp đất ở đời, Chọc trời khuấy nước mặc dầu, Năm năm trời biển ngang tàng, Dọc ngang trời rộng, vẫy vùng biển khơi, Làm cho động địa kinh thiên đùng đùng .v.v... Những khái quát mang tính ước lệ, cách điệu ấy đã làm cho cái lai lịch anh hùng của Từ Hải có một tầm vóc hoành tráng. Còn riêng ở đoạn thơ này, hướng mô tả của Nguyễn Du có phận khác. Nhà thơ, gắn với những biến cố, thực tại, những hành động có phần cụ thể hơn của Từ Hải nhằm giao tranh, đạp đổ, phủ định cái trật tự phong kiến của triều đình, tự tay lập nên một trật tự của riêng mình. Bản lĩnh của Từ Hải hiện ra ở đây bằng hàng loạt hành động đảo lộn thời thế, cải tạo thực tại: Huyện thành đạp đổ, rạch đôi sơn hà, năm năm hùng cứ v.v... Và ở đây cũng không thiếu những câu thơ tự nó đã là những nét chân dung khái quát về tầm vóc, cốt cách anh hùng của Từ Hải:
- Nghênh ngang một cõi biên thùy
- Trước cờ, ai dám tranh cường
- Năm năm hùng cứ một phương hải tần.
Nhưng đặc sắc hơn cả, có sức kết tinh hơn cả vẫn là bình
Phong trần mài một lưỡi gươm
Những phường giá áo túi cơm sá gì.

 
Ấy là một hình tượng thuộc về tầm vóc sử thi. Và đó là một sự tương phản gay gắt và tráng lệ sự tương phản đối chọi giữa một cá thể và cả một tập đoàn, sự đối lập giữa cái

cao cả và cái thấp hèn, cái đẹp và sự phàm tục. Hình tượng lưỡi gươm công lý, mũi kiếm tự do biểu hiện ý chí và khát vọng cao quý của Từ Hải. Ta đã được thấy cảnh “mài gươm dưới trăng” của Đặng Dung, giờ lại được chiêm ngưỡng “phong trần mài một lưỡi gươm” của Từ Hải. Vậy là ở Từ Hải còn có một sự hài hoà khác: sự hài hoà giữ cốt cách hào hoa của một bậc quốc sĩ và vẻ phong trần của một tráng sĩ. Hai chữ “phong trần” làm hiện lên gương mặt dãi dầu từng trải, cuộc đời phong trần cát bụi, ngày tháng phong trần nấu nung ý chí, lưỡi gươm phong trần vì mục đích thanh cao... “Phong trần mài một lưỡi gươm” ý Từ Hải sừng sững giữa không gian và thời gian một cốt cách kiêu hùng.

Vâng, phải là con người ấy mới có thể thực hiện được khát vọng tự do, công lý của Nguyễn Du. Từ Hải như một con đại bàng mà mỗi khi vỗ cánh lại làm xáo động cả đất trời. Chỉ có đôi cánh ấy mới che chở được cho những nạn nhân như Thuý Kiều. Chỉ có đôi cánh ấy mới mang chở được khát vọng nghìn đời của những con người thấp cổ bé họng sống dưới cái gầm trời tăm tối của thế giới “Truyện Kiều”!

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây