Phân tích bài thơ Mới ra tù tập leo núi của Hồ Chí Minh (Đề 02)

Thứ tư - 04/12/2019 10:27
Đề: Phân tích bài thơ Mới ra tù tập leo núi của Hồ Chí Minh
Phân tích bài thơ Mới ra tù tập leo núi của Hồ Chí Minh (Đề 02)
Phiên âm:
Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần;
Bồi hồi độc bộ Tây Phong Lĩnh,
Dạo vọng Nam thiên ức cố nhân.
Dịch thơ:
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng bụi không mờ
Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh
Trông lại trời nam nhớ bạn xưa

BÀI LÀM:
1. Trước hết phải thấy vẻ đẹp cổ điển của bài thơ.
Thơ cổ điển thường về thiên nhiên. Chính tác giả Nhật ký trong tù cũng thấy như vậy:

 
Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây gió trăng hoa tuyết núi sông.
(Cảm tưng đọc Thiên gia thi)

Nhưng thi sĩ cổ điển thường nhìn thiên nhiên từ cao, từ xa để bao quát trong tầm mắt của mình một không gian rộng lớn dường như muốn thu lấy cả vũ trụ càn khôn, cả cao sơn lưu thuỷ. Và nhà thơ không chú ý mô tả hình xác của thiên nhiên mà ch muốn ghi lại bằng vài nét chấm phá đơn sơ linh hồn của tạo vật.

Bài thơ "Mới ra tù, tập leo núi" cũng nhìn và vẽ thiên nhiên như thế.

Muốn hiểu điều đó cn chú ý đến một chi tiết này câu đầu mà bản dịch thơ đã bỏ qua.

Nguyên văn chữ Hán là:

Vân ủng trùng sơn sơn ủng vân.
Dịch đúng là: Mây đỡ núi, núi đỡ mây
Trật tự là: mây - núi, núi - mây.

Bản dịch thơ đã đảo lộn trật tự ấy:                           
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi (Núi -mây, mây - núi)
Sự đảo lộn trật tự ấy khiến người đọc hiểu không đúng vị trí "đăng sơn ức hữu" ca nhà thơ.

Thấy núi trước rồi mới thy mây có nghĩa là nhà thơ có thể đứng dưới chân núi. Còn thấy mây trước thì có nghĩa là nhà thơ đứng ở trên núi, đứng trên mây, nhìn lên thấy núi còn cao nữa và nhìn xuống thì thấy dòng sông chảy nơi chân núi phẳng như tấm gương không chút bụi.

Từ vị trí đó nhà thơ bao quát trong tầm mắt của mình một cảnh thiên nhiên vô cùng rộng ln: một bức tranh sơn thuỷ hữu tình.

Và tác giả chỉ dùng vài nét mà thu được tất cả. Hai nét cân xứng với nhau, một nét vút lên vẽ mây và núi, một nét vạch ngang chân núi vẽ dòng sông sáng như gương phn chiếu ánh trời. Một bức tranh sơn thuỷ thật hùng vĩ và cũng thật là trong sáng. Nét vẽ thì phóng khoáng và đầy tài hoa.

Nhưng vẻ đẹp cổ điển của bài thơ còn thể hiện rõ hơn nữa ở phong thái của nhân vật trữ tình: ung dung dạo bước giữa thiên nhiên. Người đọc không th không liên tưởng đến phong thái của Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, của Nguyễn Bnh Khiêm ở Bạch Vân am thuở trước:

 
Bi hi dạo bước Tây Phong Lĩnh
Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa.

2. Lương tâm trong sáng, tinh thn chiến sĩ của nhà cách mạng.

Bài thơ đâu chỉ nói chuyện leo núi, nhớ bạn một cách chung chung.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong tập hồi ký "Những chặng đường lịch sử" cho biết về hoàn cảnh ra đời của bài thơ này: "Bữa ấy, tôi về cơ quan hội báo tình hình thì thấy anh Đông, anh Vũ Anh và anh Lã đang xúm xít quanh một tờ báo. Các anh chuyển tờ báo và hỏi tíu tít:

- Anh xem đúng là chữ của Bác không?
Đó là một tờ báo ở Trung Quốc mới gửi về, bên mép trắng có mấy hàng chữ Hán viết tay. Tôi nhận ngay ra đúng là chữ Bác, Bác viết:

"Chúc chư huynh ở nhà mạnh khỏe và cố gắng công tác. bên này bình yên"...
                                                  
Phía dười lại có một bài thơ.
Bài thơ không có tên. Nó là thơ tức cảnh nhưng đồng thời còn là một lời nhắn về nước của Bác sau khi thoát khỏi tù.

Lời nhắn bằng văn xuôi chỉ năm chữ viết tắt: "ở bên này bình yên".
Nhưng còn lời nhắn bằng thơ?

 
Lòng sông gương sáng bụi không mờ
(Giang tăm như kính tịnh vô trần)

Đó là cảnh thiên nhiên trong sáng, nhưng cũng là lương tâm người cách mạng, trải qua bao tháng ngày tù đày gian khổ, phải đối phó với những tình huống phức tạp trong vòng vây của kẻ thù, vẫn trong sáng như gương không chút bụi.

Và từ nơi đất khách, trên đỉnh núi Tây Phong, Người không lúc nào không hưng về Tổ quốc, hướng về đng chí, đồng bào đang chiến đấu vì độc lập tự do:

 
Bi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh
Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa.

Nhiều tập hồi ký khác còn cho biết, những ngày mới ra tù, ... Bác Hồ rất yếu. Nhưng Người quyết tâm tập leo núi để có sức khoẻ nhanh chóng trở về Tổ quốc. Cuộc tập luyện như thế vô cùng gian khổ, nhiều khi phải bò phải lết.

Vậy mà trong thơ, hình ảnh của Người thật ung dung đàng hoàng như là dạo chơi ngoạn cảnh vậy. Mỗi biết sức mạnh tinh thần của nhà cách mạng vĩ đại có thể vượt lên rất cao trên mọi đau đớn thể xác, thanh thoát như không.
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây