Giải bài tập nâng cao ngữ văn 6, Câu trần thuật đơn có từ là

Chủ nhật - 03/11/2019 10:53
Hướng dẫn giải ngữ văn 6, Phần tiếng việt, Chương II. Ngữ pháp, Câu trần thuật đơn có từ là

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NM VNG
1. Thế nào là câu trần thuật đơn có từ ?
Câu trần thuật đơn có từ là kiểu câu trần thuật biểu thị một suy luận trong đó chủ ngữ thường được nối với vị ngữ bằng từ là.
Ví dụ : Bởi lẽ mnh đất này là bà mẹ ca người da đỏ.
(Bức thư của thủ lĩnh da đỏ)
Kiểu câu này thường biểu thị một suy lun nên còn được gọi là câu lun.

2. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ
Câu trần thuật đơn có từ có những đặc điểm sau đây :
+ V ngữ của câu thường do từ kết hợp với danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.

+ Khi chủ ngữ và vị ngữ được biểu thị bằng động từ hoặc tính từ thì nghĩa của chúng được dùng như danh từ.
Ví dụ : - Tập thể dục là bảo vệ sức khỏe.
- Thi đua là yêu nước.
- Khóc là nhục.

+ Tổ hợp giữa từ với động từ, cụm động từ, hoặc tính từ, cụm tính từ cũng có thể làm vị ngữ.
Ví dụ : - Bài văn này là hay.
- Việc bạn làm là tốt.

+ Khi muốn biểu thị ý phủ định cn có các cụm từ không phải, chưa phải đứng trước từ là.
Ví dụ : - Chàng không phải là Sơn Tinh.
- Chị tôi không phi là cô giáo.

+ Khi muốn khẳng định ta thêm từ vẫn vào trước từ là.
Ví dụ: Trẻ con vẫn là trẻ con.
 

3. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ
Căn cứ vào ni dung ý nghĩa, người ta chia câu trần thuật đơn có từ thành các kiểu nhỏ đáng chú ý sau dây :
+ Câu định nghĩa, giới thuyết
Trong kiểu câu này vị ngữ thường giải thích, đánh giá bản chất của sự vật, hiện tượng nêu ờ chủ ngữ.
Ví dụ : Sách giáo khoa là công cụ để thy (cô) giáo t chức hoạt động học tập.
                                                                                             (Ngữ văn 6, tập một)
- Chiến mã là ngựa dùng trong chiến trận.
                                                                                               (Ngữ văn 6, tập hai)
- Sức khỏe là vốn quý của con người.
+ Câu giới thiệu
Trong kiểu câu này, vị ngữ thường nêu lên một tư cách, một đặc điểm của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ.
Ví dụ : - Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.
                                                                                       (Con hổ có nghĩa)
- Trường học này là nơi chúng em trưởng thành.

+ Câu miêu tả
Trong kiểu câu này, vị ngữ dùng để miêu tả, so sánh làm nổi bật đặc điểm trạng thái, sự vật, hin tượng nêu chủ ngữ.

Ví dụ : - Ngày thứ năm trên đo Cô Tô là một ngày trong tro, sáng sủa.
                                                                                       (Nguyn Tuân)
- Mị Nương là người con gái xinh đẹp tuyệt trần.

+ Câu đánh giá
Kiểu câu này vị ngữ nêu lên một nhận xét, đánh giá về sự vật, hiện tượng nêu chủ ngữ.

Ví dụ : - Ba mươi sáu chước, chước chuồn là hơn.
                                                                                       (Nguyn Du)
- Bài làm của em là tốt.
- Khóc, rên đều t yếu hèn.

II.BÀI TẬP
1. Hãy cho biết tác dụng của mỗi câu trần thuật đơn có từ là sau đây :
a) Vic làm của Lang Liêu nhân ngày lễ tiên vương là có hiếu.
b) Đất rừng phương Nam là truyện dài của Đoàn Giỏi.
c) Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C - V tạo thành, dùng để giới thiệu, t hoặc kể về một sự viêc, sự vật hay đ nêu một ý kiến.
d) Hà Nội là th đô của nước Việt Nam.
e)  Đất là nơi chim về.
f) Tự học là bin pháp tích cực nhất giúp ta tiến bộ.
g) Thạch Sanh là người có tình, có nghĩa, hết lòng vì mọi người.

2. Đt 12 câu trần thuật đơn có từ , trong đó có : ba kiểu câu định nghĩa, ba kiểu câu giới thiệu, bốn kiểu câu miêu t và hai kiểu câu đánh giá.

3. a) Viết một đoạn văn ngắn miêu t cảnh đẹp quê em trong đó có một câu trần thuật đơn giới thiệu và một câu trần thuật đơn miêu tả.

b) Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu.

4. Có hai bạn tranh luân với nhau về hai câu sau đây :
- Chú Tư là người Hà Nội.
- Chú Tư, người Hà Nội.
Một em cho rằng chỉ có câu đầu là kiu câu trần thuật đơn có từ là. Em kia thì cho rằng c hai câu đu là câu trần thuật đơn có từ là nhưng ở câu thứ hai người ta lược bớt từ là. Theo em, ai đúng, ai sai ? Vì sao ?

5. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào đảo trật tự được, trường hợp nào không đảo trật tự được ? Vì sao ?
Trường hợp 1 : - Em là học sinh.
- Học sinh là em.
Trường hợp 2 : - Người mù là người tàn tật.
- Người tàn tật là người mù.
- Sử dụng câu trần thuật đơn viết một đoạn văn t cảnh sân trường lúc ra chơi.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây