Giải bài tập nâng cao ngữ văn 6, Chữa lỗi dùng từ

Thứ sáu - 01/11/2019 04:56
Hướng dẫn giải ngữ văn 6, Phần tiếng việt, chương I; Từ vựng - Chữa lỗi dùng từ

I - NỘI DUNG KIẾN THC CN NM VNG
1. Lp từ
Lặp từ là hiện tượng dùng nhiều lần một từ trong câu hoặc trong các câu liển kề nhau trong một đoạn văn.
Lp từ có nhiều khi rất cn thiết trong thể hin nội dung.
+ Trong câu, lặp từ là để nhấn mạnh nội dung.
Ví dụ : Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn
Điện Biên Phù, luỹ tre thân mật làng tôi...
Đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn.
                                                          (Thép Mới)

+ Trong câu, lặp từ còn để diễn đạt chính xác.
Ví dụ : Mọi người rất thích thú các cách làm của em và của bạn Lan.

Trong câu này, nếu không có từ của thứ hai thì mọi người sẽ nghĩ rằng các cách làm là của chung hai người.
+ Trong đoạn văn, lặp từ vừa để nhn mạnh vừa để liên kết câu.

Ví dụ : Người xưa có câu : "Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thng". Tre là thng thắn bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.
                                                                                 (Thép Mới)

Ngoài các trường hợp đã nêu, việc lặp đi lặp lại một từ trong câu hoặc những câu lin k nhau sẽ làm cho câu văn rườm rà, nặng n. Đó là biểu hiện sự nghèo nàn của người viết cho nên được coi là li dùng từ.
Ví dụ : Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích con mèo nhà em.

Dạng lỗi này có hai cách chữa :
Một là bỏ những từ ngữ bị lặp khi thấy không ảnh hưng đến nội dung, ý nghĩa của câu. Câu trên sửa lại như sau :
- Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích.
Hai là thay thế bằng những từ cùng nghĩa. Câu trên có thể sửa lại như sau:
- Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích nó.

2. Ln lộn các từ gần âm
Lẫn lộn các từ gần âm là do ta chưa nắm được nghĩa của từ, ta nhớ mang máng nhưng không hiểu rõ nên dùng chch sang một từ gần âm quen dùng khác. Lỗi thổng thường nhất là ở các từ hai tiếng mà ta nhớ một tiếng còn tiếng khác thì nhớ chệch đi.

Ví dụ : cây hạch đàn thành cây bạch đằng, tinh tuý thành tinh tú.

Muốn chữa loại lỗi này ta phải nắm chắc nghĩa của từ, từ nào khổng hiểu nghĩa hoc hiểu không chắc chắn thì hỏi người hiểu biết hơn, hoặc phải tra từ điển để nắm được nghĩa của từ. Hiểu nghĩa của từ mới dùng từ chính xác và chữa được li dùng từ.

3. Dùng từ không đúng nghĩa
Dùng từ không đúng nghĩa là do không hiểu nghĩa của từ. Muốn chữa loại li này, chúng ta phải đối chiếu với từ điển và sửa lại cho đúng.

Ví dụ : Nguyễn Đình Chiểu lang thang từ tình này sang tinh khác.
                                                              (Dẫn theo Phan Thiu)

Câu này phải thay lang thang bằng đi hoặc ngược xuôi.

II - BÀI TẬP
1. Phát hiện và chữa li dùng từ trong các câu sau đây :
a) Có thể nói em có thể tiến bộ nếu lớp em có thy cô dạy giỏi.
b) Những thit hại do bão lụt không thể tính bng con số hay số liu cụ thể.
c) Chúng ta phải học tập chăm ch để sau này đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của việc làm.
d) Nhân dân ta đang ngày đêm chăm lo kiến thiết xây dựng nước nhà.

2. Thay thế các từ ngữ đồng nghĩa với "Phù Đổng Thiên Vương" trong đoạn văn sau :
"Nghe chuyn Phù Đổng Thiên Vương tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị, như tâm hồn tất c mọi người xưa. "Phù Đổng Thiên Vương" gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nng. Tuy thế "Phù Đổng Thiên Vương" vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u, ngồi dựa vào một gốc cây to, giấu kín ni dau đớn mà chết".
                                                                            (Nguyn Đình Thi)

3. Chữa các li dùng từ sau đây :
a) Tỉnh uỷ đưa 50 con bò về giúp hợp tác xã chỉ đạo sản xuất vụ mùa.
b) Nhưng ri cái kim ẩn đâu đó trong bọc sẽ lòi ra.
(a và b dẫn theo Nguyn Đức Dân)
c) Khu nhà này thật là hoang mang.
d) Ông em được Đảng gắn danh hiu 50 năm tuổi Đảng.

4. Tìm li dùng từ trong các câu dưới đây và chữa lại cho đúng :
a) Lòng yêu mến thiên nhiên say đắm đã làm cho Người quên đi ni vất vả trên đường đi.
b) Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, người xưa đã nhân cách hoá các hiện tượng thiên nhiên rất sinh động.
c) B em là thương binh, ông có dị vật lạ ở phần mềm.
d) Lên lớp 6 em mới thấy việc học thật là nghiêm trọng.
e) Mái tóc ông em đã sửa soạn bạc trắng.
f) Bãi biển quê em mùa này đẹp ghê gớm.
g) Ông nghe bì bõm câu chuyên của vợ chng luật sư.
                                                                            (Dn theo Phan Thiu)

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây