Giải bài tập nâng cao ngữ văn 6, Đặc điểm của thơ bốn chữ

Thứ bảy - 09/11/2019 10:10
Hướng dẫn giải ngữ văn 6, Phần tập làm văn, Chương III. Tập làm thơ bốn chữ và thơ năm chữ - Đặc điểm của thơ bốn chữ

Thơ là một thể loại văn học có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của con người. Hay nói cách khác, sự hình thành của thơ ca gắn lin vi nhu cầu tự biểu hin tình cảm của con người. Vì vậy, so với các thể loại văn học khác thì thơ ra đời từ rất sớm mà hình thức ban đầu của nó thường là những câu nói có vần có điu xuất hiện trong những lời cầu nguyn, những bài hát của người xưa. Càng về sau, ngh thuật biểu hin của thơ ca càng trở nên phong phú, đa dạng và tinh tế hơn.
Các thể thơ chính thường gặp : thơ bốn chữ; thơ năm chữ (ngũ ngôn); thơ sáu chữ (lục ngôn); thơ bảy chữ (thất ngôn); thơ lục bát; thơ song thất lục bát; thơ tự do;... Ở đây ta ch đ cập tới hai thể thơ: thơ bốn chữ và thơ năm chữ.

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ BỐN CH
Nếu xét về nguồn gốc và thời điểm xuất hin thì thơ bốn chữ là th thơ có nguồn gốc Việt Nam. Nó là một trong những th thơ ra đời sớm nhất và được sử dụng nhiều trong văn học dân gian (tục ngữ, ca dao, vè, câu đố,...). Dân gian gọi đây là thể văn bốn (mi câu có bốn âm tiết). Cho đến nay, thơ bốn chữ vẫn tiếp tục được các nhà thơ dùng để sáng tác. Nhất là những sáng tác dành cho thiếu nhi (Lượm – T Hữu ; Kể cho bé nghe - Trần Đăng Khoa,...).

Nếu xét về nội dung thì thơ bốn chữ thường thiên v tự sự, kể chuyện, kể việc, kể người. Những nội dung ấy đơn giản, dễ hiểu, được bộc lộ trực tiếp ngay trong lời thơ. Đó có thể là những khúc đồng dao gắn với các trò chơi cụ thể trong sinh hoạt vui chơi của tr (Bịt mắt bt dê, Rồng rắn lên mây, Phụ đồng ếch,...). Đó có thể là những lời gọi, những lời chuyện trò với các loài vật (Gọi nghé, Gọi bê,...). Đó có th là các bài v kể vật, kể việc, nêu lên những đặc điểm của các loài vật, sự vật hay những sinh hoạt đời thường trong dân gian (Vè chim, Vè cá, Vè trái cây,...). Đó có thể là những bài mang nội dung khấn nguyn thuộc dân ca nghi lễ :

 
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Ly đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp...

Cũng có trường hợp, người xưa mượn khúc hát đồng dao của trẻ để nhắc đến tên tuổi các nhân vật lịch sử. Khúc hát nói v ông Ninh Quận Công Trịnh Toàn - một vị tướng giỏi của nhà Trịnh ở thế k XVII là một ví dụ :
Ông Ninh ông Ninh
Đi đến đầu đình
Lại gặp ông Nang
Ông Nng ông Nang
Đi đến đu đàng
Lại gp ông Ninh...
Ngày nay, trong thơ hin đại, nội dung thơ bốn chữ có m rộng hơn: miêu tả thiên nhiên, ca ngợi tình cảm gia đình,... Nhưng nhìn chung vẫn là thơ dành cho thiếu nhi (Ng nào ng ngoan - Xuân Quỳnh ; Quạt cho bà ng - Thạch Quỳ ; Làm anh - Phan Thị Thanh Nhàn ;...).
V hình thức, thể thơ bốn chữ thường có nhịp chẵn (2/2):
Ông tiền / ông tiên
Ông có / đng tiền
Ông dắt / mái tai
Ông gài / lưng khố...
                                 (Đng dao)
Tất nhiên vẫn có những trường hợp ngắt nhịp lẻ. Kiểu nhịp lẻ này linh hoạt, không cố định:
Em yêu / nhà em
Hoa xoan / trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Như mây / tng chùm
Vần của th thơ này chủ yếu được gieo tiếng thứ tư (gọi là vần chân). Thnh thoảng có trường hợp gieo vần ở tiếng thứ hai (gọi là vần lưng). Vần được gieo liên tiếp giữa các cp câu thì gọi là vần liền, vần được gieo cách câu thì gọi là vần cách.
Ví dụ : Trường hợp thơ bốn chữ gieo vần chân (là vần liền):
Nghé ơi nghé à
Mày đi theo ta
Đừng theo k trộm
Nó cất mất rốn
Nó xèo mất đuôi
Lấy chi đuổi rui
Ly chi đập bọ
Nghé ơ... Nghé ơ...
                                            (Đng dao : Gọi nghé)
Trường hợp thơ bốn chữ gieo vần chân (là vần cách):
Vụt qua mặt trán
Đạn hay vèo vèo
Thư đề thượng khẩn
Sợ chi hiểm nghèo
Đường quê vắng vẻ
Lúa tr đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đng
                                        (T Hữu - Lượm)
Trường hợp thơ bốn chữ gieo vn lưng :
Con cá có vây
Ông thầy có sách
Hàng bách có tàn
Ông quan có lọng...
                        (Vè)
Có thể nói rằng, c lời và nhạc, c nội dung và hình thức của thể thơ bốn chữ thường mang tính chất hn nhiên, chất phác, phù hợp với tâm lí tuổi nhỏ (từ trẻ lên ba mới tập nói cho đến tuổi thiếu niên mười bốn, mười lăm).
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây