Giải bài tập nâng cao ngữ văn 6, đặc điểm của văn tự sự -Ngôi kể và lời kể, lời thoại trong văn tự sự

Thứ tư - 06/11/2019 11:33
Hướng dẫn giải ngữ văn 6, Phần tập làm văn, Chương I. Văn tự sự, I. đặc điểm của văn tự sự - Ngôi kể và lời kể, lời thoại trong văn tự sự

a) Ngôi kể
Có thể kể chuyện theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, cũng có th kết hợp cả hai ngôi kể trên. Mỗi ngôi kể đều có những ưu thế của nó.

Kể theo ngôi thứ nhất tức là người k tự xưng "tôi" (không nhất thiết phải chính là tác gi), trực tiếp xuất hiện để dẫn dắt toàn bộ diễn biến của câu chuyện, tức là kể lại những gì mình nghe, mình thấy, mình tri qua, và vì thế có thể trực tiếp nói ra những cảm tưởng, ý nghĩ của mình, ở tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí, Bức tranh của em gái tôi, Con voi ở công viên Th Lệ, các tác giả Tô Hoài, Tạ Duy Anh, Ngô Văn Phú đã sử dụng ngôi kể này. Các nhân vật tự xưng "tôi" : chú Dế Mèn, người anh trai, anh Phát là nhũng người trực tiếp chứng kiến, tham gia câu chuyện, và đã gửi gắm trong lời kể những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình. Các câu chuyện được kể ngôi thứ nhất thường là chuyện tường thuật, hi ức. Chng hạn như : "Chao ôi, có biết đâu rng : hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn ri, mà còn ân hận quá, ân hận mãi. Thế mới biết, nếu đã trót không suy tính, lỡ xảy ra những việc dại dột, dù về sau có hối cũng không thể làm lại được" (Dế Mèn phiêu u kí - Tô Hoài).
K theo ngôi thứ ba là người kể tự giấu mình, không xuất hiện trực tiếp, gọi các nhân vật bằng chính tên gọi của chúng hoặc bằng các đại từ nhân xưng ở ngôi thứ ba : ông (y), bà (ấy), anh (ấy), chị (ấy), cô (ấy),... Mọi din biến hành động, thái độ của tất c các nhân vật đều được miêu tả một cách linh hoạt, tự do, không bị gò bó. Cách kể này có ưu thế là đảm bo được tính khách quan của câu chuyện, khiến cho người đọc, người nghe có cảm giác toàn bộ diễn biến của câu chuyện đang diễn ra như nó đã từng có trong cuộc sống, và nhà văn chính là người thư kí ghi chép một cách trung thành và đầy sáng tạo. Hầu như đa s các tác phẩm tự sự, đặc biệt là các truyện cổ dân gian đu kể ngôi này : "Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng..." (truyn thuyết Bánh chưng, bánh giầy); "Ngày xưa, có hai vợ chng nghèo đi cho một nhà phú ông..."(truyện cổ tích Sọ Dừa) ; "Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết...” (truyện ngụ ngôn Cn, Tay, Tai, Mắt, Miệng) ; "Sơn bấy giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rt nghèo, ch có ngh đi mò cua bt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thy động lòng thương cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên đùa nghịch vườn nhà" (Gió lạnh đu mùa - Thạch Lam).

Tuy nhiên, trong thực tế, có những trường hợp các nhà văn kết hợp c hai ngôi kể trên, tức là có khi kể ở ngôi thứ nhất (xưng "tôi"), có khi lại kể ở ngôi thứ ba (dùng danh từ hoặc đại từ ở ngôi thứ ba để gọi nhân vật). Tiêu biểu cho cách kể này là tác phẩm Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bng. Trong phần "Tự ngôn", tác gi Vũ Bằng đã bộc bạch : "Tôi ghi lại Thương nhớ Mười Hai không nhằm mục đích gì cao rộng, chng qua ch là đánh dấu những ấn tượng hiện ra trong trí óc những buổi mây chiều gió sớm, "sầu biệt li vơi sáng đầy chiều" thâu nhận được trong nhng khi lạc bước trên những no đường...". Chính vì vy, tác giả đã để cho nhân vật chính xưng "tôi" vào vai người dẫn chuyện tự bày tỏ ni nhớ da diết trong lòng mình khi xứ người - nhớ Hà Nội, nhớ người vợ hiền, nhớ bao nhiêu kỉ nim. Nhưng xen vào những trang tự thuật ấy, tác giả đã thay đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất "tôi" bằng một loạt cách xưng hô ở ngôi thứ ba. Khi thì gọi là "người chồng"; khi thì dùng hình ảnh "người khách xa nhà"; khi thì gọi là "y" ; có lúc lại dùng đại từ "anh ta".

b) Lời kể và lời thoại
Lời kể và lời thoại trong văn tự sự cũng đòi hỏi phải thật sự dụng công.
Trước hết, hãy nói v lời kể. Thông thường, nhắc tới lời kể là người la nghĩ ngay tới lời dn dắt cốt truyện, giới thiu thời gian không gian theo kiểu "Ngày xửa ngày xưa, ở tại một làng nọ...", hay "Buổi sáng hôm ấy"..., "Có lần...", "Một hôm...". Hoặc là lời kể v sự kiện din ra trong truyện : "Ngay nhịp trống đu, Quắm đen đã lăn x vào ông Cản Ngũ đánh ráo riết" (Ông Cản Ngũ - Kim Lân). Lời k còn là lời giới thiệu nhân vật - giới thiệu vồ lai lịch, tên tuổi, đặc  điểm hình dáng, tính tình : "Ngày xưa, min đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tôn là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khe vô địch, có nhiều phép lạ" (truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên). Tuy nhiên, trong các tác phm, lời kể rất linh hoạt, bao gồm trần thuật (thông báo sự việc); miêu tả (tả người, tả cnh,...), tường thuật (ghi lại thời gian, không gian, diễn biến sự việc,...). Có nghĩa là ngay trong cùng một đoạn văn tự sự đã phải bao gồm tất c các hình thức ấy.
Còn lời thoại cũng phải rất sáng tạo. Người viết văn tự sự phải chọn lời thoại thật hợp với văn cảnh, hợp với nhân vật (liên quan tới tuổi tác, nghề nghiệp, tính cách,...). Lời nhân vật là thiếu nhi thì hồn nhiên, ngây thơ, pha chút nũng nịu ; lời nhân vật là người già thì đim đạm,... Đặc biệt là trong lời thoại phải có kèm đm chêm xen những từ ngữ đưa đẩy để làm rõ thái độ của nhân vật. Các nhà văn thường dùng kiểu ngôn ngữ đối thoại sát với đời thường, thậm chí có thể sử dụng ngôn ngữ địa phương để tăng thêm tính chân thực cho nhân vật. Câu văn trong đối thoại cũng không nhất thiết phải đầy đủ kết cấu C - V, có thể dùng kiểu câu tỉnh lược.
Ta hãy đọc một đoạn hội thoại trích từ một tác phẩm của nhà văn Đoàn Giỏi:
"Một thằng bé gánh tòn ten hai con chim gì lạ quá, cổ dài như cổ rắn, to gấp rưỡi con vịt bầu, sắc lông màu vàng xám.
- Ê, bán chim gì đó, mậy ?- Tôi men theo, tay chp đít hất hàm hi nó.
- Con điêng điểng mà cũng không biết!
Cặp môi nó trề ra, cái mặt vênh vênh, nhưng bộ tướng nhỏ thó và đôi mắt chân thật của nó nhìn lâu cũng thấy dễ mến.
- Bộ mày ở dâu mới tới hả ?- Nó hỏi tôi.
- Ờ, mới tới. Xứ tao cũng... vô khối chim. Nhưng không giống như chim ở đây, thành ra tao mới hỏi mày chứ ! - Tôi nói phét với nó như vây, đđừng chê tôi là quê !".
(Đất rừng phương Nam - Đoàn Giỏi)

Thông thường, lời thoại trong văn tự sự chỉ làm nhiệm vụ bổ trợ cho lời dn chuyện. Nhưng có những trường hợp, tác giả lại dùng chính lời thoại làm yếu t cơ bản để toát lên nội dung ch đ của tác phẩm. Ch cần thông qua lời thoại, người đọc, người nghe đã hiểu được dụng ý của tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm. Câu chuyn vui Thưa cô, tự nhiên nó như thế đấy ạ ! là một dẫn chứng sinh động.

"Khướu là một cậu học sinh lém lỉnh. Trong lp, lẽ ra ngồi nghe cô giáo giảng bài và chăm chú theo dõi cô viết trên bảng thì cậu bé hết quay bên phải lại xoay sang bên trái ba hoa chuyện trò với bạn. Các bạn xung quanh bị cậu ta quấy rầy cũng chẳng thích thú gì, vì nhiều lần có bạn cũng đã bị cô giáo phê bình "lây".

Hôm ấy, ngi ở lớp, Khướu quen tính, lại tán chuyện với bạn khá ồn ào. Nhc mãi không được, cô giáo buộc lòng phải tạm dừng việc giảng bài để dành riêng cho cu bé một bài học thật là thú vị.

Cô hỏi:
- Khướu, em có mấy cái tai ?
- Thưa cô, em có hai cái tai.
- Em có my con mắt ?
- Thưa cô, em có hai con mắt.
- Thế em có mấy cái miệng ?
- Thưa cô, em chỉ có một cái miệng.
- Cô lại hỏi:
- Thế, tại sao em chỉ có một cái miệng mà lại có những hai cái tai và hai con mt ?
Khướu lúng túng:
- Thưa cô... em không biết ạ !... À, thưa cô, tại... tự nhiên nó như thế đấy ạ !
C lớp bỗng cười rộ lên làm Khướu đỏ bừng cả mặt. Nhưng cô giáo vn ôn tn:
- Em cứ nghĩ kĩ xem !... Thế, cô hỏi nhé ! Người ta có mắt để làm gì nh ?
- Thưa cô, để nhìn ạ !
- Thế, tai ?
- Thưa cô, tai để nghe ạ !
- Còn miệng ?
- Thưa cô... để nói ạ !
Cô giáo mỉm cười:
- Thế đấy nhé ! Nếu người ta có nhng hai cái tai đ nghe, hai con mắt để nhìn, mà ch có một cái miệng để nói, như vây, có nghĩa là em phải dùng mất hai lần đ nhìn, dùng tai hai lần để nghe, và chỉ nên dùng cái miệng có một lần để nói thôi đấy nhé ! Có đúng không nào ?
Khướu bỗng thẹn thùng cúi đầu xuống, mặt càng đỏ nhừ lên. Cậu ta lúng túng :
- Thưa cô... Em xin hứa với cô... từ nay em không nói chuyện nữa ạ !
(Quý Thanh kể. phỏng theo Truyện vui nước ngoài)

c) Thứ tự kể trong văn tự sự
Việc sp xếp thứ tự kể trong một tác phẩm tự sự là cả một nghệ thuật. Người ta có thể kể theo thứ tự thời gian, chuyện xảy ra trước kể trước, chuyện xảy ra sau kể sau. Đây là trình tự thường thấy ở các truyện kể dân gian. Để làm nổi bật diễn biến của cốt truyện, tác giả dân gian thường dùng một tập hợp gm các từ ngữ ch thời gian đt ở đầu các đoạn truyện : Ngày xửa ngày xưa...; Hi ấy...; Một hôm...; Từ đó... ,v.v.
Truyện Cây khế.
"Ngày xưa, có hai anh em, b mẹ mất sớm...
Năm nào cây khế cũng sai trìu quả...
Một buổi sáng, người em ra vườn thì thấy một con chim lạ đang mổ khế trên cành...
Sáng hôm sau, chim lại đến đưa người em đi lấy vàng...
Từ đó, hai vợ chồng người em trở nên giàu có...
Từ ngày đổi được cây khế, hai vợ chồng người anh nóng ruột chờ đợi...
Một buổi sáng chim lạ lại đến ăn khế...
Sáng hôm sau, chim bay tới đưa người anh đi lấy vàng..."
Hoặc truyện Con Rng cháu Tiên : "Ngày xưa... Bấy giờ... ít lâu sau... Thế ri một hôm...":

Ta cũng có thể k chuyện theo trình tự các nhân vật. Kể diễn biến cuộc đời của nhân vật này ri lại chuyển sang kể diễn biến cuộc đời của nhân vật khác. Trình tự kể này thường thấy ở các truyện Nôm.
Ví như Truyện Kiu :
- Giới thiệu về nhân vật Thuý Kiều và cuộc gặp gỡ giữa Kiều và Kim Trọng.
- Kể về chặng đường mười lăm năm lưu lạc của Thuý Kiều.
- Kể v những sự kin din ra trong cuộc đời chàng Kim và chng đường chàng đi tìm Thuý Kiu.
- Kể về cnh đoàn viên.

Trong thực tế, các nhà văn không máy móc tuân thủ một cách kể mà thường có sự phối hợp, đan xen trình tự thời gian với cuộc đời của từng nhân vật. Trình tự thời gian cũng có thể đo lộn : đi từ hiện tại quay về quá khứ, nhắc lại quá khứ đ ri lại trở v với thực tại. Trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, tác giả dùng cách kể này. Câu chuyện mđầu bằng hin tại - cuộc trò chuyện giữa những người cán bộ kháng chiến đang chờ đợi chuyến đi tại một trạm giao liên. Trong cuộc trò chuyện ấy, tác giả tập trung giới thiu nhân vật một đổng chí già - ông Ba - và câu chuyện của ông vé chiếc lược ngà. Qua câu chuyện này, thời gian quá khứ được khơi dậy. Ngay câu chuyện về chiếc lược ngà mà ông Ba kể lại cũng không theo trình tự thời gian. Ban đầu, ông giới thiệu v quá khứ gần (chuyện xảy ra cách đây hơn một năm với những k niệm về một cô giao liên dũng cảm, gan dạ đã giúp ông và các đng chí của ông an toàn vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù). Trong câu chuyện xuất hiện hình ành chiếc lược ngà. Và qua hi ức của nhân vật ông Ba, lai lịch về chiếc lược ngà được giới thiệu rõ, làm sống dậy một quá khứ đã rất xa (kỉ niệm vể người đồng đội và cuộc ngh phép thăm nhà ngắn ngủi của ông khi hoà bình vừa lp lại). Cứ như thế, dứt quá khứ xa thì người kể chuyện lại trở về quá khứ gn (cảnh ông nhn ra cô giao liên dũng cảm chính là con gái người đng đội cũ đã hi sinh - người mà ông cần trao lại chiếc lược ngà). Và tác phẩm kết thúc tại đó.
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây