Giải bài tập nâng cao ngữ văn 6, Danh từ

Thứ ba - 29/10/2019 12:33
Hướng dẫn giải ngữ văn 6, Phần tiếng việt, Chương II. Ngữ pháp, Danh Từ

I - NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Danh từ là gì?
Danh từ là nhũng từ có ý nghĩa sự vật: chỉ người, vật, hiên tượng, khái niệm,...
Sự vật bao gổm động vật, thực vật, đồ vật, các khái niệm trừu tượng như thói quen, tính nết, tạt, thói, thái độ, tư tưởng, đạo đức,...

2. Đặc điểm của danh từ
Danh từ có những đặc điểm sau đây :
- Danh từ có ý nghĩa sự vật. Ta nói có ý nghĩa sự vật vì ngoài những sự vật cụ thể như trâu, bò, lúa, khoai, đất, nhà, muôi, dầu,... còn có những hiên tượng không phải là sự vật như tư tưởng, tinh thần, bụt, tiên, ma, quỷ vẫn được gọi là danh từ vì chúng có ý nghĩa sự vật.

- Vì có ý nghĩa sự vật nên danh từ có khả năng kết hợp với lượng từ (từ chỉ lượng) đứng trước như : một, hai, những, các, mọi, mỗi; kết hợp với chỉ từ đứng sau như: này, nọ, kia, ấy (không kể danh từ riêng). Chính vì thế mà các từ như: tư tưởng, tình cảm, thái độ, năng khiếu, tính nết, thói quen được gọi là danh từ (vì chúng có khả năng kết hợp với các lượng từ đứng trước và chỉ từ đứng sau).

- Danh từ thường làm chủ ngữ trong câu. Khi danh từ làm vị ngữ thường phải có từ là.
Ví dụ : Anh Nam là giáo viên.

3. Phân loại danh từ trong tiếng Việt
Danh từ trong tiếng Việt được chia làm hai loại: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
a) Danh từ chỉ đơn vị
Đặc điểm của danh từ chỉ đơn vị là có thể kết hợp trực tiếp với các số từ.

Ví dụ :
Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào ?
                                                               (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

Danh từ chỉ đơn vị được chia làm hai loại cơ bản là danh từ chi đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị quy ước.

- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên
Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên dược gọi là loại từ đứng sau lượng từ toàn bộ và lượng từ phân phối đứng trước danh từ chỉ sự vật. Loại từ có ý nghĩa khái quát về sự vật hơn cả danh từ chỉ vật. Do có ý nghĩa khái quát về danh từ, loại từ có hai đặc điểm chính sau đây :

+ Các danh từ có ý nghĩa khái quát khi đứng trước một danh từ chỉ sự vật cụ thể sẽ chuyển thành loại từ.

Ví dụ : - Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ : vẫy tay về phía đông, phía đông nỗi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên những dãy núi đồi.

- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào?
                                                             (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

Trong ví dụ đầu, người là danh từ chung chỉ sự vật. Trong ví dụ sau, người đứng trước con gái. Do con gái là danh từ có ý nghĩa cụ thể hơn nên người chuyển thành loại từ.

+ Do ý nghĩa thực nghèo nàn nên các loại từ như con, cái, bức, tấm, sự, việc, cuộc,... có thể kết hợp với động từ, tính từ, để trở thành cụm từ mang ý nghĩa danh từ.

Ví dụ : cái ăn, cái ngủ, sự học hành, cuộc chiến tranh,...

- Danh từ chỉ đơn vị quy ước
Danh từ chỉ đơn vị quy ước đứng trước danh từ chỉ sự vật để nói rõ về đơn vị đo lường như cân, mét, lít, tạ, thúng, mùng,... ; đơn vị tập thể như bộ, cặp, tụi, bọn,... ; đơn vị thời gian như giờ, phút, giây, tháng, ngày,... ; đơn vị sự việc như lần lượt, phen, cú, cuộc,... ; đơn vị hành chính nghề nghiệp như xã, xóm, huyện, tổ, lớp, trường, tiểu đội, đại đội,...

Danh từ chỉ đơn vị quy ước được chia làm hai loại cơ bản :
- Danh từ chỉ đơn vị chính xác như: cân, lít, tạ, mét, thúng, mủng,...
- Danh từ chỉ đơn vị ước chừng như : nắm, vốc, mớ, đàn, bọn, tụi, lũ, dãy, bó, bộ, cặp.

b) Danh từ chỉ sự vật
Danh từ chỉ sự vật có hai loại cơ bản là danh từ chung và danh từ riêng.

- Danh từ chung :
Danh từ chung là những danh lừ gọi tên chung của một loại sự vật như giường, tủ, cá, chim, chuối, công nhân, con gái, nhà máy,... Dựa theo ý nghĩa danh từ chung có thể tách thành một số tiểu loại như sau :

+ Danh từ chỉ vật thể. Loại này gồm những danh từ chỉ người, động vật, thực vật, đồ vật.
+ Danh từ chỉ chất liệu như nước, gạo, muối, đường, dầu, sắt, thép, khi, đất, đá,...
+ Danh từ trừu tượng là danh từ biểu thị khái niệm trừu tượng, các sự vật trong tư tưởng như thói quen, tính nết, thái độ, tư tưởng, tình cảm,...

- Danh từ riêng :
Danh từ riêng là tên gọi riêng của một người, một sự vật riêng lẻ, một địa phương,... Danh từ riêng bao gồm tên người, tên đất, tên tổ chức.
+ Tên người, tên đất Việt Nam viết hoa tất cả các tiếng.
+ Tên người, tên đất nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt cũng viết hoa tất cả các tiếng.
+ Tên người, tên dất nước ngoài không phiên âm qua âm Hán Việt, viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng và gạch nối các tiếng trong cùng bộ phận.
+ Tên tổ chức thường là một cụm từ bao gồm nhiều bộ phận. Theo thói quen, ta viết hoa tất cả các chữ đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành từ đó, ví dụ : Hội Cựu chiến binh, Trường Trung học cơ sở Hà Huy Tập.

II - BÀI TẬP
1. Cho đoạn trích sau đây : "Người ta kể lại rằng, ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương. Em thích học vẽ từ nhỏ. Cha mẹ em đều mất sớm, Em chặt củi, cắt cỏ, kiếm ăn qua ngày, nhưng vẫn nghèo đến nỗi không có tiền mua bút... Em dốc lòng học vẽ, hàng ngày chăm chỉ luyện tập. Khi kiếm củi trên núi, em lấy que củi vạch xuống đất, vẽ những con chim đang bay trên đỉnh đầu.

Lúc cắt cỏ ven sông, em nhúng tay xuống nước rồi vẽ tôm cá trên đá. Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ".
                                                                       (Cây bút thần)

a) Tìm các danh từ có trong đoạn văn trên.
b) Trong đoạn văn trên có những từ nào là danh từ chỉ đơn vị ?

2. Một bạn liệt kê các danh từ chỉ sự vật như sau :
bàn ghế, sách vở, áo quần, đồ đạc, bụng dạ, nhà cửa, bếp núc, con cháu, tướng tá, tre pheo, ấm chén, chai lọ, máy móc, cu cu, chào mào, đa đa.
a) Tất cả các danh từ trên là từ ghép có đúng không ?
b) Có bao nhiêu từ ghép ? Em có thể tách chúng thành bao nhiêu từ đơn ?

3. Trong truyện Cây bút thần có ba danh từ: đồ đạc, bụng dạ, cha mẹ.
a) Em hãy cho biết cấu tạo các từ trên theo kiểu nào ?
b) Đặt câu có các danh từ trên ở phần chủ ngữ, ở phần vị ngữ.
c) Đó là các danh từ chỉ sự vật hay danh từ chỉ đơn vị ?

4. Tìm các loại từ có thể đứng trước danh từ thuyền.

5. Viết hoa cho đúng các danh từ riêng trong đoạn thơ sau :
Nổ súng trận, Việt Minh truyền lệnh
Giải phóng quân tràn đỉnh non cao
Việt Minh như thác ào ào
Chiến khu kháng Nhật, cao trào nhân dân
Đã nghe súng hồng quân oanh liệt
Chân trời xa như sét đêm thâu...

Đức hàng, Nhật cũng cúi đầu
Bốn phương châu Á, châu Âu vẫy vùng [...]
Bắc trung nam khắp ba miền
Toàn dân khởi nghĩa! Chính quyền về tay !

                                                                                   (Tố Hữu)

6. Điền các loại từ thích hợp trước các danh từ sau đây :
...đất,...vải,...muối,...lụa,...nước,...bàn,...phản,...chiếu,...màn,...áo,...ngựa,...nhà.

7. Điền vào chỗ trống trong các câu sau đây :
- Con đường quê em mềm mại như một... lụa.
- Mẹ em biếu bà hàng xóm một ...áo lụa.
- ... bộ đội thường cho cháu quà và dẫn cháu đi chơi.
- Ngoài trời những ...lá vàng bay xào xạc.
- Quê em có ... chùa cổ kính.
- ... tàu hỏa đang tiến về sân ga.
- Bạn Lan thong thả uống từng ... nước.

8. Hoa và Hồng cho từ máu me và từ máy móc đều là danh từ cả. Để chắc chắn hơn, hai bạn đến nhà cô giáo để hỏi. Cô giáo gợi ý :
Phải đặt từ cho đúng chỗ các em ạ.
Theo gợi ý của cô giáo, em hãy cùng hai bạn suy nghĩ và tìm lời giải.

9. Cho đoạn trích sau đây :
"Nhưng con giun xéo lắm cũng quằn, chuột ta lấy thế làm giận. Một hôm, mới hội cả nhau lại làm một làng chuột để chống lại mèo. Thôi thì đủ mặt: nào anh Chù, mùi hôi đến nỗi thành câu ca; nào chú Nhắt, có tính nhí nhắt đã nên câu ví; nào lại ông Cống, rung rinh béo tốt, quan trường lại chấm cho ở trên ông Đồ..."
a) Tìm các danh từ trong đoạn văn trên.
b) Trong các danh từ đã tìm được, những danh từ nào là danh từ riêng ? Vì sao ?

10. Có hai em tranh luận với nhau về từ người. Một em nói:
- Từ người là danh từ.
Một em khác nói:
- Từ người là loại từ.
Theo em, hai bạn đó nói đúng hay sai ?

11. Điền loại từ thích hợp vào các từ sau đây để được dùng như danh từ: nhớ, thương, giận, hờn, chiến tranh, ngủ, ẩu đả, vui, trò chuyện, may mắn, to tát, tủi nhục, mơ ước, yêu thương.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây