Giải bài tập nâng cao ngữ văn 6, Danh từ

Thứ hai - 11/11/2019 11:03
Hướng dẫn giải đáp ngữ văn 6, Phần tiếng việt, Chương II. Ngữ pháp, Danh từ

1. Làm bài tập này học sinh cần đọc kĩ phần Kiến thức cơ bn và phần Ghi nhớ sách giáo khoa. Sau đó học sinh đọc kĩ đoạn trích để nắm được nội dung làm cơ s cho việc xác định danh từ.
a) Đoạn trích có các danh từ là : người, ngày xưa, em bé, tên, Mã Lương, em, cha mẹ, ngày,... Những danh từ còn lại học sinh tự tìm.
b) Đoạn trích có hai danh từ chỉ đơn vị là : conbức.
c) Câu này đã có hướng dẫn ở phần bài tập cấu tạo từ, học sinh nhớ lại để làm cho đúng.

2. a) Học sinh xem lại hướng dẫn Bài tập 1 ở phần bài tập cấu tạo từ là sẽ làm được ngay.
b) Trừ các từ ly ra, trong số từ ghép, tiếng nào tách ra mà dùng độc lập được đó chính là từ. Công việc cuối cùng của học sinh là đếm lại tất cả những tiếng có th dùng độc lập. Đó chính là kết qu cần tìm.

3. a) Bụng dạ, cha mẹ là hai từ có sự phối hợp nghĩa, vậy chúng có cấu tạo kiểu gì ?
b) Học sinh cố gắng đặt câu cho đúng nghĩa, các từ phi đúng vị trí theo yêu cầu của đề.
c) Đây là danh từ ch sự vật.

4. Làm bài tập này học sinh cần đọc kĩ phần Loại từ và phần Ghi nhớ sách giáo khoa.
a) Học sinh có th tìm trong s các loại từ sau đây : cái, con, bức, tấm, chiếc, lá, tốp, đoàn, mớ, lũ, tá, bầy,... từ nào hợp lí là đạt yêu cu.
b) Trước hết học sinh điền các loại từ : cái, lá, con, chiếc trước danh tthuyền, sau đó tìm sắc thái ý nghĩa của mỗi loại t

5. Học sinh đọc kĩ phần danh từ riêng và quy tắc viết hoa danh từ riêng. Sau đó đọc kĩ đoạn thơ và sửa lại lỗi viết hoa. Sửa xong, học sinh tìm văn bản đđối chiếu, kiểm tra kết quả của mình.

6. Các từ đất, vải, nước, muối, lụa, bàn, phản, chiếu, màn, áo, nhà, ngựa có th kết hợp với mt s loại từ đứng trước. Học sinh nên chọn những loại từ có sức gợi cảm để điền vào trước các từ trên.
Ví dụ : dài lụa, manh áo.

7. Học sinh cần dựa vào nghĩa của cả câu để điền từ cho thích hợp. Cần chú ý yêu cầu của bài tập này là điền từ không những đúng mà còn phải hay.

8. Có những từ khi dùng trong trường hợp này nó là danh từ nhưng khi dùng trong trường hợp khác lại là động từ hoặc tính từ. Vì thế, ý kiến của bạn Lan và bạn Hng là chưa chính xác hoàn toàn. Học sinh chú ý các trường hợp sau đây rồi tìm lời giải đáp cụ thể.
- Anh ta bị thương, máu me bê bết cả người. -> máu me là danh từ.
- Chúng ta không nên máu me cờ bạc. -> máu me là động từ.
- Xe tôi dạo này máy móc chạy êm lắm. -> máy móc là danh từ.
- Bạn y làm vic gì cũng rất máy móc. -> máy móc là tính từ.

9. a) Câu này học sinh tự làm.
b) Các danh từ Chù, Nhắt, Cống vốn là danh từ chung nhưng đây đã được cá thể hoá để chỉ những nhân vật cụ th. Đặt trong truyện ngụ ngôn, những danh từ này trở thành danh từ riêng. Trong đoạn trích Chù, Nhắt, Cống, Đồ đều là danh từ riêng.

10. Học sinh cần nhớ từ người có ý nghĩa khái quát khi đứng trước một danh từ cụ thể, danh từ người sẽ chuyển lên vị trí loại từ.
Ví dụ : người con trai ấy
Khi đứng sau một loại từ đích thực, người sẽ ở vị trí danh từ vật thể.
Ví dụ : Đó là những con người.
Căn cứ vào đó, học sinh có thể tr lời.

11. Đây là hin tượng chuyn loại của từ. Một số động từ, tính từ được dùng như danh từ khi có loại từ thích hợp đứng trước. Với các từ : nhớ, thương, giận, hờn ta có thể làm như sau :
nhớ —> nỗi nhớ; thương —> niềm thương; giận hờn —> sự giận hờn
Học sinh làm tiếp các từ còn lại.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây