Giải bài tập nâng cao ngữ văn 6, Khái niệm văn miêu tả

Thứ sáu - 08/11/2019 10:51
Hướng dẫn giải ngữ văn 6, Phần tập làm văn, Chương II. Văn miêu tả, I. Đặc điểm của văn miêu tả - khái niệm
* Khái niệm
Miêu tả là một phương thức biểu đạt khá thông dụng, được sử dụng nhiều trong giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người, kể cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

Vậy văn miêu tả là gì ?

Văn miêu tả là loại văn nhm giúp người đọc hình dung ra được những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,... làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc. Qua văn miêu tả, người đọc không chi cm nhận được v b ngoài (màu sc, hình dáng, kích thước, trạng thái,...) mà còn hiu rõ được bản chất bên trong của đối tượng, sự vật.
Đây là đoạn văn miêu tả luỹ tre làng của Ngô Văn Phú :

"... Tre luỹ làng thay lá... Mùa lá mới oà nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loại cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cánh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bi đắp lúc nào không rõ !...

Dưới gốc tre, tua tủa những mm măng. Măng chi lên, nhọn hoắt như một mũi gai khổng l xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy. Bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lẫn trong lẫn ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên khống có tình mẫu tử ?..." (Trích Luỹ làng — theo Văn miêu tả và kể chuyện, NXB Giáo dục, 1996).

Còn đây là đoạn văn tả một người lao động trong tác phẩm của Ma Văn Kháng :

"A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực n vòng cung, da đỏ như lim, bp tay, bắp chân rắn như trắc gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột dá trời trng.

Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh... Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng "mỗng" và bây giờ ch còn chăm chăm vào công việc. Hai tay Cháng nắm dốc cày, mắt nhìn thế ruộng, mt nhìn đường cày, thân mình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi đi bốn trái, lúc tạt qua phi theo đường cày uốn vòng theo hình ruộng bậc thang giống như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được xá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoài dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp" (Người con trai họ Hạng - Ma Văn Kháng, theo Tiếng Việt 3, tập một, NXB Giáo dục, 2001).

Đọc hai đoạn văn trên, ta sẽ thấy rõ đặc trưng riêng của văn miêu tả. Bằng những hình ảnh sống động, các tác giả đã làm nổi bật từng đối tượng v cả v bên ngoài lẫn bản chất bên trong. Đoạn văn của Ngô Văn Phú đâu ch gợi lên trước mắt ta hình nh luỹ tre làng đang thay lá với màu sắc, hình dáng, trạng thái cụ thể, mà qua đó còn gợi lên c một sức sống tim tàng, kì diệu đang tri dậy, vươn lên của những thế h tr nối tiếp nhau đoàn kết, gắn bó, tn tại cùng cuộc sống của con người Vit Nam từ đời này qua đời khác. Còn đoạn văn của Ma Văn Kháng đã khắc hoạ thành công chân dung của một chàng trai người dân tộc thiểu số. Từng đường nét ngoại hình, mỗi hành động cử ch đều toát lên vẻ ẹp khoẻ mạnh, dẻo dai và tinh thần lao động hăng say, nhit tình của chàng trai Hạng A Cháng.

Văn miêu tả rất phong phú, đa dạng nhưng có thổ quy về một số dạng văn miêu tả thường gặp như sau :

Văn t đ vật, loài vật, cây cối : đối tượng của dạng văn miêu tả này là thế giới đ vật và thế giới thiên nhiên quanh ta. Đó là cái bàn, cái ghế, quyển sách, quyển vở, ngôi nhà. Đó là cây bàng, cây phượng, cây ổi, cây na trước ngõ hay trong vườn. Đó còn là những loài vật quen thuộc như chú gà trống, con mèo lười, đàn chim gáy,...

Văn tả người: Riêng ở dạng này cũng có nhiều kiu nhỏ. Tả người nói chung (một em bé, một cụ già, một cô bán hàng,...); tả người trong một trạng thái hoạt động nhất định (em bé đang chơi đ hàng, cô giáo đang chấm bài, cụ già đang tưới cây,...) ; tả người trong một tâm trạng nhất định (lo lắng, bun phin, vui mừng, háo hức, hi hộp,...).

Văn t cảnh : Bao gm hai kiểu : T cnh thiên nhiên (một cánh đng lúa chín, một dòng sông, một đêm trăng đẹp, một làng quê yên ả thanh bình,...) ; t cảnh sinh hoạt (một buổi lao động, một trò chơi, một đêm biểu diễn văn ngh, một phiên chợ tết,...).

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây