Giải bài tập nâng cao ngữ văn 6, So sánh

Thứ hai - 11/11/2019 10:52
Hướng dẫn giải đáp ngữ văn 6, Phần tiếng việt, chương I. Từ vựng, So sánh

1. a) Đoạn trích trên có ba phép so sánh, dấu hiệu của các phép so sánh là từ như.
b) Tác dụng làm cho đoạn văn có hình ảnh cụ thể, gợi cảm, nhờ có phép so sánh để kích thích trí tưởng tượng mà sông nước Cà Mau hiện lên trong óc ta như một bức tranh trước mặt với đầy đủ các hình ảnh trên bờ, dưới nước.

2. a) Đây là từ láy chỉ mức độ cao.
    b) Giải nghĩa : trạng thái có những cảm xúc, ý nghĩ cứ tr đi tr lại trong cơ th con người.
   c) Trạng thái mơ hồ, trừu tượng chỉ được bộc lộ bằng cách đưa ra hình ảnh cụ thể : đứng đống la, ngồi đống than để người khác hiểu được điu mình muốn nói một cách d dàng. Hình ảnh so sánh có tính chất phóng đại nên rất gợi cảm.

3. a) Học sinh chú ý bài Vượt thác gồm có sáu phép so sánh.
 b) Phép so sánh trong câu : Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để vcho kịp.
Đây là so sánh hoạt động của vật với tâm trạng của người.
Phép so sánh trong câu : Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
Đây là so sánh vật với người.

4. Bài này học sinh có thể tự giải được.

5.Gợi ý học sinh một số thành ngữ mà từ chỉ phương diện so sánh là từ láy. Học sinh ghi tiếp phn còn để trống :
-Đủng đỉnh như...
-Thin thít như...
-Ào ào như...
-Lóc xóc như...
-Lanh chanh như...
-Lò rò như...
-Lật đật như...
-Láo nháo như...

6. a) Học sinh cần chú ý trường hợp này từ chỉ phương diện so sánh bị lược.
b) Các từ có thể được thay vào từ ngữ bị lược là : tươi non, quyến rũ, đầy hứa hẹn, đáng trân trọng, chan cha hi vọng, đầy sức sống,...

7. Học sinh cố gắng suy nghĩ và tự làm bài, xin nêu cho học sinh vài ví dụ :
- Trường Sơn : chí lớn ông cha
Cu Long : lòng mẹ bao la sóng trào
-Mẹ già như chuối chín cây

8. Học sinh cn chú ý các phép so sánh được đưa ra liên tiếp làm cho sự việc vừa cụ thể vừa sinh động. So sánh giữa cái trừu tượng với sự vật cụ th, hình ảnh làm chuẩn so sánh vừa cứng rắn, vừa hùng vĩ, do đó lôi cuốn và tạo niềm tin cho mọi người.

9. Học sinh cần dựa vào ý nghĩa của từ và từ như để phân tích và khẳng định trường hợp nào hay, trường hợp nào không hay. Cần nhớ rằng : có sắc thái ý nghĩa khng định, như có sắc thái ý nghĩa gi định.

10. Học sinh cần chú ý :
 - So sánh chú bé với chim chích để biểu thị tính cách hồn nhiên của trẻ em.
 - Các từ láy là tính từ như: loát choắt, xinh xinh, thoăn thoắt.
 - Các từ láy trong câu có tác dụng gợi hình.

11. Học sinh chú ý những chổ đặc bit sau đây :
 - Từ ngữ chỉ phương diện so sánh bị lược bỏ.
 - Vế (B) là chuẩn so sánh không phải có một mà có ba : chuối và hương -xôi nếp một - đường mía lau là nhm mục đích ca ngợi người mẹ về nhiều mặt, mặt nào cũng có nhiều ưu điểm đáng quý.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây