Giải bài tập nâng cao ngữ văn 6, Trình tự trong văn miêu tả

Thứ sáu - 08/11/2019 10:55
Hướng dẫn giải ngữ văn 6, Phần tập làm văn, Chương II. Văn miêu tả, I. Đặc điểm văn miêu tả - Trình tự trong văn miêu tả
*Trình tự trong văn miêu t
Việc sắp xếp trình tự trong văn miêu tả thực ra rất linh hoạt. Lựa chọn trình tự nào là tuỳ thuộc vào đối tượng được miêu tả hoặc điểm nhìn của người t. Tuy vậy, vẫn có thể quy v một số trình tự thường được dùng như sau :
Trình tự thời gian : Trình tự này thường được dùng trong các dạng văn tả cây cối, t cảnh thiên nhiên, t cnh sinh hoạt. Trong một năm thì tả theo trình tự các mùa (xuân, hạ, thu, đông); trong một ngày thì tà các buổi (sáng, trưa, chiu, tối); t một sự việc, một cảnh sinh hoạt thì theo thứ tự din biến (m đầu - diễn biến - kết quả), v.v.

Ta có thể tìm hiu trình tự này qua phần văn bn t mùa xuân bên bờ sông Lương trích từ tác phẩm Vỡ bờ, tập II của nhà văn Nguyễn Đình Thi:
"Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dn dần chuyển màu lốm đốm, như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng : các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Và hai bên ven con sóng nước êm đềm trong mát, không một tấc đất nào bỏ hở. Ngay dưới dòng sông, từ sát mặt nước trở lên, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà,... chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn.

Mùa xuân đã đến. Những buổi chiu hng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè chung quanh những mái nhà toà khói. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên bãi soi dài nổi lên đây đó ở giữa sông, những con giang, con sếu cao gần bằng người, không biết từ đâu về, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trng xoá. Có những buổi cả một quãng sóng phía gần chân núi bỗng rợp đi vì hàng nghìn đôi cánh của những đàn sâm cầm tới tấp sà xuống, chng khác nào từng dám mây bỗng rụng xuống, tan biến trong các đầm bãi rậm rạp lau sậy.

Mùa xuân đã đến hẳn ri, đất trời lại một lần nữa đổi mới, tất c những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà sinh sôi ny nở với một sức mạnh không cùng. Hình như từng kẽ lá khô cũng cựa mình vì một lá cỏ non vừa xoè nở, hình như mi giọt khí trời cũng rung động không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay..." (Dẫn theo Văn miên t và kể chuyện, Sđd).

Trong phn văn bn trên, ch với điệp khúc "Mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương" ; "Mùa xuân đã đến" ; "Mùa xuân đã đến hẳn rồi...", nhà văn Nguyễn Đình Thi đã khéo léo làm nổi bt những đổi thay của cảnh vật thiên nhiên từ khi mùa xuân chớm về xua tan cái rét của mùa đông (Mùa xuân đã "điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cây gạo chót vót" và "tri màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất"). Rồi "Mùa xuân về thật" (với "buổi chiều hửng m" ; với đàn chim én "lượn vòng", "đuổi nhau xập xè" ; với "những đàn sâm cầm tới tấp sà xuống"...). Và cuối cùng, "Mùa xuân đã đến hẳn rổi" (với "đất trời dổi mới", "lá cỏ non xoè nở", "mi giọt khí trời cũng rung động không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay,...").

Trình tự không gian :
Trình tự này thường được dùng trong dạng văn miêu tả cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt. Có thể theo trình tự từ xa dến gần, từ bao quát đến cụ thể ; có thể từ phải qua trái, từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, từ ngoài vào trong,... tuỳ theo điểm nhìn và vị trí quan sát của người miêu tả.

Đoạn trích tả sân chim trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi là một ví dụ khác tiêu biểu cho trình tự miêu tả này :

"Trên vột rừng đen chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cá mập chơm chởm dựng đầu răng nhọn đã ửng lên màu mây hồng phơn phớt. Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền, tàn bay liên tri h điệp.

Những bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông, cuốn theo sau những luồng gió vút cứ làm tai tôi rối lên, hoa c mắt.

Mỗi lúc tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tin đồng... Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những đầu cây mm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa... Nhiu con chim rất lạ, to như con ngng đậu đến quằn nhánh cây.

Một con điêng điểng ngóc cổ lên mặt nước, thoạt trông tôi tưởng là một con rắn từ dưới nước cất đầu lên. Khi thuyền chúng tôi chèo đến gần, nó bèn ngụp xuống lặn mất. Chốc sau đã lại thấy nó nổi lên gần bờ, mỏ ngậm con tôm càng xanh gần bằng cổ tay còn đang vung râu cựa quậy...

Chim từ những đâu tập trung v đây, nhiều không thể nói được !...
Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe nhau được nữa. Thuyn chúng tôi chèo đi hơn ba nghìn thước rồi mà hãy còn thấy chim đậu trắng xoá trên những cây gie mọc sát ra sông" (Đất rừng phương Nam - Đoàn Giỏi).

Dưới ngòi bút miêu tả tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, toàn cnh sân chim đã hin lên thật cụ thể và sống động. Đọc đoạn văn, ta như đang được xem một cuốn phim quay chậm dưới sự điều khiển ống quay rất khéo léo của nhà văn. Từ xa, thấy đàn chim "như đàn kiến, từ lòng quả đất chui ra, bò li ti, đen ngòm trên da trời". Gần hơn tí nữa thì thấy chim "như đám gió bốc tro tin, tàn bay liên chi hồ điệp" ; ri "những bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng"; và còn nghe cả "tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tin đồng". Đến sát sân chim thì thấy rõ từng con một : "Cng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đng đen đang vươn tay múa". Khi đã đi qua ri, nhìn lại, vẫn thấy "chim đậu trắng xoá trên những cây gie mọc sát ra sông". Trình tự không gian đã được vân dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, giúp cho người đọc có thể hình dung được thật rõ, thật cụ thể toàn cảnh sân chim.

Ngoài hai trình tự trên, người viết văn miêu tả có thể sắp xếp ý theo một số trình tự khác nữa. Chẳng hạn như sắp xếp theo đặc điểm tính chất của đối tượng miêu tả (khi làm văn tả người, có thể tả từ hình dáng đến tính tình ; trong quá trình miêu tả tính tình có thể ln lượt đi sâu vào từng đặc điểm để miêu tả). Hay cũng có thể kết hợp đan xen cả trình tự không gian và trình tự thời gian. Hoặc có thể tả theo cảm nhân tự do của người quan sát, vừa tả vừa lng vào những câu văn nêu suy nghĩ, cảm xúc.

Bức tranh miêu tả cảnh nắng trưa sau đây là một ví dụ :
"Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất.
Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng manh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi.

Tiếng gì xa vắng thế ? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoảng câu ru em cất lên từng đoạn ạ ời...

Hình như chị ru em. Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo. Em chợt thức làm chị bừng tnh và lại phải tiếp tục câu ạ ời. Cho nên câu hát cứ cất lên từng đoạn ri ngừng lại, rồi cất lên, rồi lại ngrg, lịm đi trong cái nặng n của hai mi mắt khép lại.

Con gà nào cất lên một tiếng gáy và góc vườn tiếng cục tác làm nng trưa thôi óng , ngột ngạt.

Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ng, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nng. Đường làng vắng tanh vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im bất động".
(Bàng Sơn, báo Văn nghệ, số 21, 1989, dn theo Văn miên t và kể chuyện, Sđd)

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây