Giải bài tập nâng cao ngữ văn 6, Yếu tố trữ tình trong văn miêu tả

Thứ sáu - 08/11/2019 11:01
Hướng dẫn giải ngữ văn 6, Phần tập làm văn, Chương II. Văn miêu tả, I. Đặc điểm văn miêu tả - Yếu tố trữ tình trong văn miêu tả
* Yếu t trữ tình trong văn miêu tả
Hình ảnh thiên nhiên và con người được phn ánh trong văn miêu tả thông qua cảm nhận của nhà văn. Điều đó cũng có nghĩa là nhà văn không bao giờ sao chép, dựng lại những bức tranh cuộc sống một cách khô khan, máy móc. Đằng sau mi bức tranh tả cảnh phải là những thái độ rõ ràng, những tấm lòng, những tâm hồn nhạy cảm, biết rung động trước cái đẹp. Đó chính là chất trữ tình trong văn miêu tả.

Cách th hiện chất trữ tình ở thể loại văn này không theo một mẫu quy định cứng nhắc nào. Người ta có th bộc lộ thái độ tình cảm của mình đối với đối tượng miêu t theo hướng trực tiếp hoặc gián tiếp. Trực tiếp bng những câu cảm thán hay câu trần thuật; trực tiếp bằng những lời bình, lời nhận xét. Còn gián tiếp qua nghệ thuật sử dụng từ ngữ, câu văn để cho hình nh miêu tả tự bộc lộ thái độ tình cảm của người viết. Có những trường hợp, người ta đan xen giữa lời bình trực tiếp của người miêu t với những hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi, qua đó làm nổi bật chất trữ tình ý nhị, kín đáo mà đầy sức thuyết phục của đoạn văn, bài văn tả. Có rất nhiu hình ảnh đặc sắc, giàu chất trữ tình thực sự làm người đọc cảm động. Đây là đoạn văn miêu tả tâm trạng của bé Hng khi gp mẹ - một đoạn văn thấm đẫm chất trữ tình : "Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còn xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mù của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngi trên đm xe, đùi áp vào đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm-giác ấm áp đã bao lâu mất đi bổng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thờ ờ khuổn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường" (Nguyên Hồng - Những ngày thơ ấu, dẫn theo Vân học 8, tập một, NXB Giáo dục, 2000).

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây