Hướng dẫn học Văn 8, Lão Hạc

Thứ tư - 11/09/2019 10:54
Hướng dẫn học Văn 8, Lão Hạc
Lão Hạc
(Nam Cao)
A. TÌM HIỂU CHUNG
I. Tác giả

Nhà văn Nam Cao (1915-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng (nay thuộc xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam).
- Khi còn nhỏ, Nam Cao làng và thành phố Nam Định. Từ 1936, bắt đầu viết văn in trên các báo: Tiểu thuyết thứ bảy, ích hữu... Năm 1938, dạy học tư ở Hà Nội và biết báo. Năm 1941, ông dạy học tư ở Thái Bình. Năm 1942, ông trở về quê, tiếp tục viết văn. Năm 1943, Nam Cao gia nhập Hôi Văn hoá cứu quốc. Cách mạng Tháng Tám 1945, ông tham gia cướp chính quyền ở phủ Lí Nhân và được cử làm chủ tịch xã. Năm 1946, ông ra Hà Nội, hoạt động trong Hội Văn hoá cứu quốc và là thư kí toà soạn tạp chí Tiên phong của Hội. Cùng năm đó, ông tham gia đoàn quân Nam tiến với tư cách phóng viên, hoạt động ở Nam Bộ. Sau đó lại trở về nhận công tác ở TT Văn hoá Nam Hà. Mùa thu 1947, Nam Cao lên Việt Bắc, làm phóng viên báo Cứu quốc và là thư kí toà soạn báo Cứu quốc Việt Bắc. Năm 1950, ông nhận công tác ở tạp chí Văn nghệ (thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam) và là Uỷ viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương. Năm 1951, ông tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở khu III. Bị địch phục kích và hi sinh.
- Tác phẩm đã xuất bản: Đôi lứa xứng đôi (truyện ngắn, 1941); Nửa đêm (truyện ngắn, 1944); Cười (truyện ngắn, 1946); Ở rừng (nhật kí, 1948); Chuyện biên giới (bút kí, 1951); Đôi mắt (truyện ngấn, 1948); Sông mòn(2) (truyện dài, 1956, 1970); Chí Phèo (truyện ngắn, 1941); Truyện ngắn Nam Cao (truyện ngắn, 1960); Một đám cưới(3) (truyện ngắn, 1963); Tác phẩm Nam Cao (tuyển, 1964); Nam Cao tác phẩm (tập I: 1976, tập II: 1977); Tuyển tập Nam Cao (tập I: 1987, tập II: 1993); Những cánh hoa tàn (truyện ngắn, 1988); Nam Cao - truyện ngắn tuyển chọn (1995); Nam Cao - truyện ngắn chọn lọc (1996).
Ngoài ra ông còn làm thơ, viết kịch (Đóng góp, 1951) và biên soạn sách địa lí cùng với Văn Tân (Địa dư các nước châu Âu (1948); Địa dư các nước châu Á. châu Phi (1949); Địa dư Việt Nam (1951).
__________________
(1) Có tài liêu ghi năm sinh của Nam Cao là 1917 (theo SGK Ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục, 2004).
(2) Viết năm 1944.

- Ông đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật (đợt I - năm 1996).

II. Thể loại
Truyện Lão Hạc thuộc thể loại truyện ngắn (Xem trong bài Tôi đi học).

III. Tóm tắt
Lão Hạc là người hàng xóm của ông giáo. Vợ lão mất sớm, con trai lão vì phẫn chí mà bỏ đi phu đồn điền cao su, lão sống với con chó vàng - kỉ vật của con trai lão để lại. Cuộc sống ngày càng khó khăn, lão mất việc nhưng lão đã từ chối mọi sự giúp đỡ. Quyết không xâm phạm vào mảnh vườn để dành cho con, lão bán con chó, tự trù liệu đám ma của mình và tự tử bằng bả chó.

B. GIÁ TRỊ TÁC PHẨM
I. Nội dung
1. Đối với lão Hạc, con chó không chỉ là kỉ vật của con trai, mà đó còn là một người bạn. Vì thế, việc phải bán con chó khiến tâm trạng của lão rất day dứt, ăn năn bởi lão tự thấy như mình đã lừa con chó. Lão bật khóc hu hu, đó là tiếng khóc của người sống tình nghĩa, thuỷ chung. Lão ân hận vì đã ngăn không cho con trai bán vườn cưới vợ. Lão xót xa vì nỡ lừa, nỡ bán con chó.

2. Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến tình trạng tuyệt vọng: lão không thể giữ con chó, lão không thể đợi con trai trở về. Lòng thương con không cho phép lão phạm vào tài sản của con trai. Lão tự chọn cái chết để giải thoát cho mình và giữ trọn mảnh vườn cho con trai.
Những điều lão Hạc thu xếp nhờ cây ông giáo rồi sau đó tìm đến cái chết cho thấy: lão Hạc ở trong tình cảnh đau khổ và bi quẫn, nhưng cũng rất tự trọng và kiên quyết.

3. Thái độ và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc diễn biến đa dạng theo tình huống của tác phẩm: từ dửng dưng đến cảm thông (nghe lão Hạc nói chuyện bán chó, nghe lão kể về đứa con), thoáng buồn và nghi ngờ (khi nghe Binh Tư kể), kính trọng (khi chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc).

4. Chi tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư được Nam Cao sắp xếp vào phần sau của câu chuyên như là một chi tiết có ý "đánh lừa" dòng cảm xúc của người dọc. Nó đẩy những suy nghĩ tốt đẹp của người đọc và ông giáo sang hướng khác (hoài nghi, buồn). Thế nhưng cái chết bất ngờ của lão lại khiến cho cả ông giáo và chúng ta nữa phải giật mình suy ngẫm về số kiếp con người trong xã hội xưa. Cách sắp xếp tình tiết như vậy đã làm nổi bật lên giá trị nhân cách cũng như cái tình thế quẫn bách tột cùng của lão Hạc. Đồng thời cũng hiểu được sự cảm thông sâu sắc của ông giáo đối với lão Hạc.
_______________
(3) Viết năm 1944.

5. Cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở việc miêu tả tâm lí nhân vât và cách kể chuyện. Diễn biến tâm lí của lão Hạc xung quanh việc bán chó, sự thay đổi trong ý nghĩ của ông giáo từ dửng dưng đến cảm thông và kính trọng lão Hạc được miêu tả rất hợp lí, tự nhiên. Nhân vật kể xưng "tôi" làm cho câu chuyên gần gũi; đồng thời, có lúc "tôi" hoá thân vào nhân vật lão Hạc và các nhân vật khác mà kể, tạo cho tác phẩm có nhiều giọng điệu.

6. Ý nghĩ của nhân vật “tôi” (có thể coi là tác giả): “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương (...) Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất" thể hiện một quan niệm và một triết lí sống sâu sắc và tiến bộ. Câu nói xuất phát từ sự yêu thương, trân trọng hướng tới khám phá những nét tốt đẹp của con người.

7. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

II. Nghệ thuật
Truyện ngắn thể hiện tài năng nghệ thuật xuất sắc của Nam Cao nhất là trong việc diễn tả một cách khéo léo và sâu sắc diễn biến tâm trạng của nhân vât, cũng như ở nghệ thuật kể chuyên đầy hấp dẫn.

III. Ý nghĩa
Truyện ngắn thể hiện giá trị hiện thực sâu sắc khi nhà văn đã xây dựng thành công một cách chân thực và cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ. Truyện cũng đồng thời là tấm lòng yêu thương và trân trọng của nhà văn đối với số phận cũng như đối với những phẩm chất cao đẹp ở họ.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây