Hướng dẫn học Văn 8, Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Thứ hai - 16/09/2019 22:50
Hướng dẫn học Văn 8, Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

A. LÝ THUYẾT
I. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự
1. Bài văn Món quà sinh nhật của Trần Hoài Dương có bố cục như sau:
- Mở bài (từ đầu cho đến “bày la liệt trên bàn."): cảnh buổi lễ sinh nhật.
- Thân bài (từ “Vui thì vui thật" cho đến “chi gật đầu không nói."): món quà sinh nhật của Trinh tặng Trang.
- Kết bài (đoạn còn lại): cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật.

2. Tìm hiểu câu chuyên:
(1) Truyện kể về ngày sinh nhát và món quà sinh nhật bất ngờ của Trang.
(2) Ai là người kể chuyện chính là Trang (xưng "tôi" - ngôi thứ nhất).
(3) Chuyện xảy ra ở nhà Trang vào ngày sinh nhật bạn.
(4) Chuyện xảy ra chủ yếu với hai nhân vật: Trang và Trinh (người bạn thân nhất của Trang). Cả hai đều rất hồn nhiên, nhưng Trinh là người sâu sắc hơn.
(5) Diễn biến câu chuyện:
- Mở đầu: Sinh nhật Trang rất đông vui nhưng đợi mãi mà Trang không thấy Trinh đến.
- Diễn biến: Trinh đến với món quà sinh nhật bất ngờ.
- Đỉnh điểm: là ở sự bí mật của món quà được kể lại.
- Kết thúc: Trang nhận ra ý nghĩa của món quà và tình bạn giản dị mà sâu sắc của Trinh.
- Tính bất ngờ của câu chuyện được tạo nên từ sự bất ngờ của món quà mà Trinh mang đến tặng sinh nhật Trang.
6) Truyện có sử dụng miêu tả và biểu cảm trong lời kể.
- Miêu tả: Hai chiếc bình cắm đầy hoa. Hoa hồng bạch, hoa hồng nhung, hoa cẩm chướng, hoa mặt trời, lại có những hông hoa cò nhó xíu màu tím nhạt; Trinh cười lỏn lẻn, đầu hơi nghiêng nghiêng; một chùm hoa trắng muốt,...
- Biểu cảm: Vui thì vui thật, nhưng tôi vẫn cứ bồn chồn không yên; tôi thấy tủi thân và giận Trinh; Cảm ơn Trinh quá,...
Các yếu tố biểu cảm và miêu được sử dụng xen vào lời kể đã làm cho câu chuyện nên thơ hơn, đồng thời cũng giúp thể hiện chủ đề một cách sâu sắc hơn.

3. Nôi dung câu chuyện về món quà sinh nhật đã được kể lồng vào câu chuyên sinh nhật một cách khéo léo. Tuần tự không được kế theo thứ tự trước sau mà kể theo lối đảo ngược thời gian. Lối kể này làm cho câu chuyện bất ngờ và hấp dẫn hơn.

II. Dàn ý của một bài văn tự sự
Bài văn tự sự bố cục thành ba phần:
- Phần mở bài có nhiệm vụ giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện; có khi, kết cục của câu chuyên được kể ngay ở phần Mở bài, sau đó mới kể ngược lại diễn biến.
- Phần Thân bài có nhiệm vụ kể lại diễn biến câu chuyên theo một trình tự nào đó, có thể kể theo diễn biến trước - sau tự nhiên của các sự việc cũng có thể kể theo mạch hồi tưởng lại hoặc đan xen giữa thực tại và hồi tưởng; nội dung của phần này hướng tới trả lời những câu hỏi như: Chuyện xảy ra ở đâu? Vào thời điểm nào? Chuyện xảy ra với ai? Chuyện xảy ra như thế nào?... Yếu tố miêu tả được sử dụng kết hợp khi kể về người, vật, khung cảnh,... Yếu tố biểu cảm được sử dụng để bày tỏ tình cảm, thái độ của người kể đối với đối tượng được kể hoặc của nhân vật đối với nhân vât.
- Phần Kết hài có nhiệm vụ nêu kết cục của câu chuyện và suy nghĩ, tâm trạng của người kể hoặc nhân vật.

B. THỰC HÀNH
1.Lập một dàn ý cơ bản về truyện Cô bé bán diêm.
a) Mở bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh đêm giao thừa.
- Giới thiệu nhân vật cô bé bán diêm.
a) Thân bài: kể các tình tiết.
- Lúc đầu cô bé không bán được diêm...
- Em tìm chỗ tránh rét nhưng vẫn lạnh
- Em quyết định quẹt diêm:
+ Lần 1: ...
+ Lần 2:...
+ Lần 3:...                                    ,
+ Lần 4: ...
+ Lần 5: ...
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được thể hiện đan xen vào trong quá trình kể chuyện về cô bé bán diêm, đặc biệt sau mỗi lần cô bé quẹt diêm (những cảnh mộng tưởng cũng như những cảnh thực được miêu tả sinh động). Nó cũng được thể hiện qua những suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật.
b) Kết bài:
- Cái chết của em bé.
- Cảm nghĩ của người kể chuyện.

2. Lập dàn ý cho đề bài: "Một kỉ niệm xúc động và nhớ mãi với một người bạn lúc tuổi thơ.
a) Mở bài:
- Giới thiệu về người bạn.
- Kỉ niệm khiến bản thân xúc độnig nhất là kỉ niệm gì?
b) Thân bài: kể các chi tiết về kỉ niệm đó.
- Nó xảy ra ở đâu? vào lúc nào? Xảy ra với ai?
- Diễn biến của câu chuyện (mở đầu, tiếp nối và kết thúc).
- Điều khiến em xúc động là gì? Em đã xúc động như thế nào? (chú ý miêu tả cảm xúc, tâm trạng).
c) Kết bài: suy nghĩ của bản thân về kỉ niệm ấy.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây