Hướng dẫn học Văn 8, Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Thứ năm - 12/09/2019 11:57
Hướng dẫn học Văn 8, Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
A. LÝ THUYẾT
Sự kết hợp giữa kể, tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
Đọc đoạn văn trích trong Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng:
1. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đã được sử dụng trong đoạn văn trên là:
- Miêu tả: thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, vạt áo nâu, Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đời mắt trong và nước da mịn, làm nỗi bật màu hồng của hai gò má, khuôn miệng xinh xắn,...
- Biểu cảm: tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt,...
Xem thêm phần chữ in nghiêng trong đoạn văn trên (là phần miêu tả và biểu cảm). Như vậy, trong đoạn văn này, câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa con - “tôi” và người mẹ đã được kể kết hợp, đan xen với rất nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm.

2. Phần lớn các hình ảnh miêu tả đều thấm đẫm cảm xúc của nhân vật “tôi” - người con, là tà lại những trạng thái cảm xúc, tả lại tình cảm yêu thương trìu mến, xúc động của con và mẹ, cảm giác sung sướng của người con khi được ấp iu trong lòng mẹ. Có những phần chỉ thuần tuý bộc lộ tình cảm như: Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?
Nếu lược đi các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn trích chỉ còn lại những sự việc rất giản đơn: Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi vẫy tôi, tôi đuổi kịp mẹ tôi. Cả hai mẹ con đều khóc. Mẹ lau nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe, ôm tôi vào lòng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Như thế, sẽ không gây được trong lòng người đọc ấn tượng đậm nét về hình ảnh “trong lòng mẹ”, tình cảm mẹ con sâu sắc, khao khát tột bậc của người con.

3. Nếu lược đi những sự việc trong phần kể thì người đọc sẽ không tưởng tượng ra một cách cụ thể cảnh hai mẹ con gặp nhau (bắt đầu thế nào, diễn biến rồi kết thúc ra sao) và làm mờ nhạt đi diễn biến của mạch cảm xúc.

B. THỰC HÀNH
1. Về các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong các văn bản Tôi đi học (Thanh Tịnh), Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao):

- Đọc kĩ lại các văn bản;
- Tóm tắt những sự việc chính của câu chuyện;
- Nhận xét về tác dụng của miêu tả và biểu cảm trong việc khắc hoạ chân dung nhân vât, khung cảnh, bộc lộ thái đô tình cảm của tác giả, của nhân vật,...

2. Em rất xúc động khi được gặp lại một người thân sau nhiều ngày xa cách (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em,...). Viết một đoạn văn ngắn kể về cuộc gặp gỡ ấy (sử dụng miêu tả, biểu cảm trong tự sự).
Có thể tiến hành viết đoạn văn theo hướng dẫn sau:
+ Cuộc gặp gỡ mở đầu, diễn ra, kết thúc ra sao? (thời gian, địa điểm,...).
+ Nhân vật: gồm những ai?
+ Lời kể: theo ngôi thứ nhất - “tôi” hoặc “em".
- Tả: khung cảnh gặp gỡ; hình dáng, cử chỉ của người thân,...
- Biểu cảm: cảm xúc của em, cảm xúc của người thân,...
Phải biết kết hợp khéo léo giữa ba yếu tố trên.
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây