Hướng dẫn học Văn 8, Ôn luyện về luận điểm

Thứ tư - 25/09/2019 11:28
Hướng dẫn học Văn 8, Ôn luyện về luận điểm
A. LÝ THUYẾT
I. Khái niệm luận điểm
1. Khái niêm luận điểm: Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người nói (người viết) nêu ra ở trong bài.
2. a) Những luận điểm được triển khai trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là:
- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, đó là một sức mạnh lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược (luận điểm xuất phát dùng làm cơ sở).
- Từ quá khứ đến hiện tại, lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta luôn có những trang oanh liệt.
- Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến.
b) Hai luận điểm được đưa ra trong SGK không phải là những luận điểm của bài Chiếu dời đô. Đây không phải là các ý kiến hay quan điểm mà chỉ là những vấn đề.

II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận
1. a) Vấn đề được nêu ra trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta, đó là một sức mạnh lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược.
Không thể làm sáng tỏ vấn đề nêu trên bằng luận điểm: "Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn". Bởi luận điểm này không thể bao quát được toàn diện vấn đề nêu trên.
b) Cũng như vậy luận điểm: "Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô" không thể làm rõ được mục đích ba chiều của nhà vua, bởi nó không thực sự thuyết phục.
2. Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống, trong đó có luận điểm chính và các luân điểm phụ. Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, tập trung làm nổi bật nội dung chính của toàn bài.

III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận
l. a) Các luận điểm trong hệ thống (1) đạt được các điều kiện:
- Hoàn toàn chính xác.
-Thật sự liên kết với nhau.
- Phân biệt rành mạch các ý với nhau, đảm bảo chúng không bị trùng lặp, chồng chéo.
- Được sắp xếp theo một trình tự hợp lí Luận điểm trước đặt cơ sở cho luận điểm sau, còn luận điểm sau phát huy được kết quả của luận điểm trước.
b) Các luận điểm trong hệ thống (2) không đạt được các điều kiện nêu trên.
2. Các luận điểm trong bài vừa liên kết chặt chẽ, lại vừa phân biệt rành mạch với nhau. Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, tập trung làm nổi bật nội dung chính của toàn bài

B. THỰC HÀNH
- Trong đoạn văn về Nguyễn Trãi, luận điểm "Nguyễn Trãi như một tiên ông trong tòa ngọc" là một luận điểm phụ. Tác giả phủ định vai trò ông tiên, nêu ra Nguyễn Trãi là con người Việt Nam chân chính, người anh hùng dân tộc. Từ đó nêu luận điểm chính: "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc".
1. Các luận điểm được chọn phải giải quyết vấn đề: "Giáo dục là chìa khoá của tương lai". Trên cơ sở ấy, ta có một hệ thống luận điểm như sau:
- Giáo dục luôn luôn gắn liền với mọi vấn đề của xã hội, nó có tác dụng kìm nén hoặc thúc đấy sự phát triển của xã hội.
- Giáo dục càng có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển trong tương lai của nhân loại, vì nó tạo ra mọi tiền để cho sự phát triển đó.
- Giáo dục trực tiếp đào tạo những chủ nhân của xã hội tương lai.
- Giáo dục là chìa khoá cho sự phát triển khoa học, tăng trưởng kinh tế, điều chỉnh tỷ lệ dân số, tạo cân bằng môi trường sinh thái... đem lại sự công bằng, dân chủ, văn minh...

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây