Hướng dẫn học Văn 8, Trường từ vựng

Thứ ba - 10/09/2019 12:43
Hướng dẫn học Văn 8, Trường từ vựng
A. LÝ THUYẾT
I. Trường từ vựng

- Các từ in đậm (mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng) trong đoạn văn của Nguyên Hồng đều có một nét chung về nghĩa: chỉ bộ phận của cơ thể.
- Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một mét nghĩa chung.
 
II. Một số điểm lưu ý
a) Tuỳ theo múc đô khái quát của ý nghĩa, một trường từ vụng có thể cchia thành nhiẻu trường từ vụng nhỏ hơn.
Ví dụ:
Trường từ vựng "Hoạt động của con người" bao gồm các trường nhỏ hơn:
+ Hoạt động của trí tuệ: nghĩ, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, phán đoán...
+ Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, trông, ngó, ngửi, nếm, nghe, sờ...
+ Hoạt động đổi chỗ: đi, chạy, nhảy, trườn, bò, bay...
+ Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi, lom khom, ngửa, ngiêng, vắt (chân)...
a) Các trường từ vựng nhỏ trong trường từ vựng lớn có thể thuộc về nhiều từ loại khác nhau.
Ví dụ:
+ Trường từ vựng "các bộ phận của tay": cánh tay, bàn tay, ngón ttay, móng tay, đốt tay... đều là đanh từ.
+ Trường từ vựng chỉ "hoạt động của tay": vẫy, cầm, nắm, ném, ôm... đều là động từ.
b) Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau:
Ví dụ:
+ Mắt
- Trường bộ phận của cơ thể: mắt, miệng, tay, ( hàn, tai, mũi....
- rường hoạt động: nhìn, ngó, trông, theo...
+ Chữ "sắc” trong các trường hợp sau thuộc về những trường từ vựng khác nhau:
- Dao mài rất sắc.
Mắt sắc như dao.
- Chè nấu nhiều đường quá, ngọt sắc lên.
c. Trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong văn chương, người ta thường sử dụng cách chuyển trường từ vựng nhằm mục đích tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ thông qua các phương thức: nhân hoá, so sánh, ẩn dụ...
Ví dụ:
Khăn thương nhớ ai.
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
đèn không tắt?
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên!
Đêm qua, em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên mọi bề.
                                     (Ca dao)
B. THỰC HÀNH
1. Các từ thuộc trường từ vựng "người ruột thịt" trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng là: cậu, thầy (bố), mợ (mẹ), cô, em bé (em), con.

2. Đặt tên cho các trường từ vựng.
a. lưới, nơm, câu, vó: dụng cụ đánh bắt thuỷ sản.
b. tủ, rương, hòm, va-li, chai, lọ; dụng cụ để đựng.
c. đá, đạp, giẫm, xéo: hoạt động của chân (tác động đến vật khác).
d. Buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi: trạng thái tâm lí
e. Hiền lành, độc ác, cởi mở: tính cách
f. bút máy, bút bi, phấn, bút chì: dụng cụ để viết.

3. Đọc đoạn văn:
Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệtruồng rẩy mẹ tôi, một người đàn hà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến...
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Các từ in đậm trong đoạn trích trên thuộc trường từ vựng chỉ thái độ.

4. Sắp xếp các từ đã cho vào đúng trường từ vựng theo bảng.
Khứu giác Thính giác
mũi, thơm, điếc, thinh tai, nghe, điếc, rõ, thính

5. Tìm các trường từ vựng của mỗi từ:
a) lưới: lưới đánh cá, lưới đánh chim (trường đồ dùng để đánh bẫy cá, chim);
sa lưới, lưới phục kích (trường vây bắt),...
b) lạnh: lạnh giá, lạnh lẽo, lạnh buốt,...(trường nhiệt độ); lạnh lùng, lạnh nhạt,... (trường tình cảm).
c) tấn công: tiến công, tấn công vào nghèo đói (trường chỉ chiến trận, chiến dịch), tấn tới (trường chỉ chuyện học hành), tấn tuồng (dùng trong kịch),....
 
6. Trong đoạn thơ:
Ruộng rẫy là chiến trường,
Cuốc cày là vũ khí,
Nhà nông là chiến sĩ,
Hậu phương thi đua với tiền phương.
                                                   (Hồ Chí Minh)
các từ in đậm (chiến trường, vũ khí, chiến sĩ) vốn thuộc trường "quân sự" nhưng ở đây, chúng đã được chuyển nghĩa sang chỉ trường "nông nghiệp".

7. Định hướng trước năm từ cùng trường từ vựng chỉ "trường học" hoặc trường "môn bóng đá" sau đó viết một đoạn văn miêu tả hay biểu cảm có sử dụng năm từ thuộc cùng trường từ vựng nêu trên.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây