Hướng dẫn học Văn 8, Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Thứ năm - 12/09/2019 11:47
Hướng dẫn học Văn 8, Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
A. LÝ THUYẾT
I. Từ ngữ địa phương
Cho các câu thơ:
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
(Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
 Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào.
                                                      (Tố Hữu, Khi con tu hú)
Các từ in đậm (Bắpbẹ) trong các câu thơ trên đều chỉ "ngô". Trong đó: Bắp bẹ là từ địa phương (dùng trong miền Trung và miền núi phía Bắc), ngô là từ có tính toàn dân.

II. Biệt ngữ xã hội
a) Cho đoạn văn:
Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bần xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.
Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:
-Không! Cháu không muởh vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ đu)
- Trong đoạn văn này có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ /nợ vì: Mẹ mợ là hai từ đổng nghĩa nên tác giả đã dùng thay thê' cho nhau.
- Ở nước ta, trước Cách mạng tháng Tám 1945, trong tẳng lớp trung lưu, thượng lưu, người ta thường thịnh hành cách con gọi mẹ là mợ, gọi cha là cậu.
a) Các từ ngông, trúng tủ trong các câu:
- Chán quá, hỏm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn.
- Trúng tủ, hấn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp.
có nghĩa là:

+ Từ ngỗng chỉ việc bị điểm thấp (điểm hai);
+ Từ trúng tủ có nghĩa là học đúng phần kiểm tra hoặc coi chép được.
Đây là các từ giới học sinh, sinh viên thường sử dụng.

III. Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
a) Các điểm cần chú ý khi sử dụng từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội (xem lại phần ghi nhớ). Không nên quá lạm dụng các lớp từ ngữ này trong giao tiếp bởi nó gây ra sự khó hiểu và cản trở quá trình giao tiếp.
b) Đọc đoạn văn và đoạn thơ sau:
(1)                                         Đồng chí nhớ nữa,
Kể chuyện Bình Trị Thiên,
Cho bầy tui nghe ví
Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí
- Thưa trong nớ hiện chừcùng gian khổ,
Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri.
                                                                     (Hồng Nguyên, Nhớ)
(2)                                       nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm.
Trong các đoạn thơ, thơ văn trên, tác giả dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội để tô đậm thêm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ và tính cách nhân vât.

B. THỰC HÀNH
1. Bảng một số từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân tương ứng.
Từ ngữ địa phương phương Từ toàn dân tương ứng
cha, cậu, tía, họ Bố
giăng trăng
anh hai anh cả
đậu phông lạc
chén bát
hột gà trứng gà

2. Một số biệt ngữ xã hội của tầng lớp học sinh hoặc tầng lớp xã hội khác:
+ Giới chọi gà: chầu (hiệp), chêm (đâm cựa), chiến (đá khoẻ), dốt (nhát)...
+ Của học sinh: ngỗng (điểm hai), quay (nhìn, sao chép tài liêu), học gạo (học nhiều, không còn chú ý đến việc khác)...
Đặt câu:
Ví dụ:
Con lông trì và con lông cảo bắt đầu vào chầu hai.
3. Trong những trường hợp giao tiếp sau:
a) Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương.
b) Người nói chuyện với mình là người địa phương khác.
c) Khi phát biểu ý kiến trước lớp.
d) Khi làm bài tập làm văn.
e) Khi viết đơn từ báo cáo gửi thầy, cô giáo.
f) Khi nói chuyên với người nước ngoài biết tiếng Việt.
chỉ có trường hợp (a) là nên dùng từ ngữ địa phương, các trường hợp còn lại đều không nên dùng.
4. Một số câu ca dao, hò, vè có sử dụng từ địa phương:
(1)                                 Muối ba năm muối đương còn mặn,
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay,
Đôi ta tình nặng nghĩa dày,
Dù có xa nhau đi chăng nữa, ba vạn sáu ngàn ngày cũng nỏ xa.
                                                      (Dân ca Nghệ Tĩnh)
(2)                                 Nỗi niềm chi rứa Huế ơi!
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên.
                                                            (Tố Hữu)

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây