Hướng dẫn học Văn 8, Từ tượng hình, từ tượng thanh

Thứ tư - 11/09/2019 10:57
Hướng dẫn học Văn 8, Từ tượng hình, từ tượng thanh
TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
A. LÝ THUYẾT
I. Từ tường hình, từ tượng thanh
1. Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vât.
Ví dụ:
+ lèo khẻo, khệnh khạng, tun ngủn, nặng Iiề, bệ vệ, lênh khênh, tha thướt, ...
+                                  Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
                       Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
                                                                (Quang Dũng)
2. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. Ví dụ:
+ róc rách, ha hả, hềnh hệch, hu hu, sòng sọc, loảng xoảng, phì phì, ầm ầm, tí tách, ...
+                                   Văng vắng bên tai tiếng chích choè,
Lặng đi kẻo động khách làng quê. Nước non có tớ cùng vui vẻ, Hoa nguyệt nào ai đã đắm mê.
Quyên đã gọi hè quang quác quác, Gà từng gáy sáng tè tè te Lại còn giục giã, về hay ở, Đôi gót phong trần vẫn khoẻ khoe.
                                                                    (Nguyễn Khuyến)

II. Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh
Đọc các đoạn trích sau (trong lão Hạc của Nam Cao):
- Mặt lão đột nhiên co rúrn lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
- Này! Ông giáo ạ! Cái giông nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi lằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão xử với tôi như thế này à?"
- Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.
a) Trong các từ in đậm ở trên:
- Các từ: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- Các từ: hu hu, ư ử, sòng sọc là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
b) Tác dụng của những từ nêu trên trong việc miêu tả và tự sự:
Các từ này có giúp gợi được những hình ảnh cụ thể, sinh động và mang lại vị trí biểu cảm cao.

B.THỰC HÀNH
1. Cho những câu sau:
- Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm.
- Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
- Cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
- Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi hắn ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Các từ tượng hình, tượng thanh trong những câu trên là: soàn soạt, bịch, bốp (tượng thanh); rón rén, lẻo khoẻo , chỏng quèo (tượng hình).

2. Những từ tượng hình gợi tả dáng đi cùa người: lom khom, lò dò, thất thơ thất thiểu, hì hạch, vun vút,...

3. Ý nghĩa của các từ tượng thanh:
- Cười ha hả tiếng cười to, tỏ ra rất khoái chí.
- Cười hì tiếng cười phát ra bằng miệng và cả bằng mũi, biểu lộ sự thích thú và thường gợi ra sự hiền lành.
- Cười hô hố: tiếng cười to và có phần thô lỗ, thường dễ gây cho người khác những cảm giác khó chịu.
- Cười hơ hớ tiếng cười thoải mái, vui vẻ không cần che đậy, giữ gìn, thường gợi ra sự bình dị, dân dã, tự nhiên.

4. Đặt câu với các từ tượng thanh, tượng hình sau: lắc rắc, lã chã, lấm tấm khúc khuỷu, lập loè, tích tắc, lộp bộp, lạch bạch;ồm ồm, ào ào.
Mẫu:
- Cô ấy là người giàu tình cảm. Ngày chia tay hôm ấy, nước mắt cứ lã chã rơi.
- Rêu đã hắt đầu lấm tấm mọc trên thềm nhà sau khi họ chuyển đi được mộ thời gian.

5. Có thể sưu tầm các bài thơ có sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình hay như: ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, Sang thu của Hữu Thỉnh,...
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây