Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 20: Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 20: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Thứ ba - 18/02/2020 10:59
Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 20: Tiếng nói của văn nghệ. Có đáp án
1. Tác giả bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là một nhân vật như thè nào?
A. Nhà văn, nhà báo.
B. Quan chức.
C. Nhà thơ.
D. Nhà lí luận phê bình văn học.

2. Trong việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới, Vũ Khoan cho rằng việc chuẩn bị gì là quan trong nhất?
A. Tiền của.
B. Bằng cấp.
C. Chuẩn bị bản thân con người.
D. Địa vị xã hội.

3. Bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” được thể hiện bằng phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm.
B. Tự sự.
C. Nghị luận.
D. Miêu tả.

4. Câu văn sau có thành phần biệt lập tình thái không?
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thán con người là quan trọng nhất”.
A. Có.
B. Không.

5. Từ ngữ nào trong câu là tín hiệu cho ta biết đó là câu văn có thành phần biệt lập tình thái?
A. Trong những hành trang ấy.
B. Là quan trọng nhất
C. Có lẽ.
D. Quan trọng nhất

6. Vai trò con người quan trọng như thế nào trong lịch sử nhàn loại?
A. Là động lực phát triển của lịch sử.
B. Nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội,
C. Cả A và B.

7. Trong đoạn văn sau đây, câu nào là câu chủ đề?
Trong những hành trang ấy, có lể sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất(1). Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử(2). Trong thế kỉ mới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”.(3)
A. Câu 1
B. Câu 2
C. Câu 3

8. Bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới, theo Vũ Khoan, nước ta phải cùng lúc giải quyết những nhiệm vụ nào?
- Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp;
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
- Phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.
A. Đúng.
B. Chưa đúng, chưa đủ.

9. Theo Vũ Khoan, con người Việt Nam có những cái mạnh gì?
A. Sự thông minh, nhạy bén với cái mới.
B. Sự cần cù sáng tạo.
C. Cả A và B.

10. Đọc đoạn văn sau và cho biết Vũ Khoan đã trình bày theo thao tác lập luận nào?
“Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lổ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lổ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng”.
A. Phân tích.
B. Diễn dịch.
C. Quy nạp.
D. Phân tích và tổng hợp.

11. Sau khi phân tích cái mạnh là sự cần cù, sáng tạo của con người Việt Nam và “những khuyết tật”, tác giả đã so sánh con người Việt Nam với người những nước nào trên thế giới?
A. Ấn Độ.
B. Trung Quốc.
C. Nhật Bản.
D. Trung Quốc - Nhật Bản.

12. Đoạn văn sau, tác giả trình bày theo phép (thao tác) lập luận nào?
“Cái mạnh của con người Việt Nam là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật cao và thái độ nghiêm túc đối với
công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hóa chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức. Người Việt Nam ta cần cù thì cần cù thật, nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ. Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi li từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chán mới nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt Nam ta chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Ngay bản tính “sáng tạo” một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công nghiệp”, những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm”.
A. Quy nạp.
B. Diễn dịch.
C. Phân tích - Tổng hợp.
D. Tổng hợp.

13. Câu văn: “Cái mạnh của con người Việt Nam ta là sự cần cù sáng tạo” trong đoạn văn trên có phải là câu chủ đề không?
A. Đúng.
B. Sai.

14. Cũng trong đoạn trên, câu văn sau đây mang ý nghĩa gì?
“Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công nghiệp”, những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm”.
A. Câu chủ đề.
B. Câu mang tính chất bình luận.
C. Tổng hợp.
D. Bình luận - tổng hợp.

15. Tác giả sử dụng một số câu tục ngữ, thành ngữ... trong bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” nhằm mục đích gì?
A. Làm nổi bật các khuyết tật cố hữu của con người Việt Nam.
B. Làm cho lời văn, lí lẽ trở nên sắc sảo, hấp dẫn.
C. Cả A và B.

16. Tác giả đà sử dụng một sô thành ngữ, tục ngữ để chứng minh, giải thích, bình luận những “khuyết tật”, “hạn chế” của con người Việt Nam chúng ta. Đó là những tục ngữ, thành ngữ nào?
A. Nước đến chân mới nhảy.
B. Liệu cơm gắp mắm.
C. Trâu buộc ghét trâu ăn.
D. Bóc ngắn cắn dài.
E. Gồm tất cả A, B, C, D.

17. Em hiểu thế nào là “Trâu buộc ghét trâu ăn”
A. Ghen ghét người hơn mình.
B. Tính hiếu thắng.
C. Tính đố kị.
D. Lòng tham lam ích kỉ 

18. Đọc đoạn thơ sau và cho biết “Thuyền” và “biển” là hai hình ảnh được sáng tạo bằng biện pháp tu từ gì?
Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mang nhường nào Chỉ có biển mới biết Thuyền đi đâu, về đâu”.
(Thuyền và biển - Xuân Quỳnh)
A. So sánh.
B. Nhân hoá.
C. Hoán dụ.
D. Ẩn dụ.

19. Từ ngữ in đậm trong câu ca dao sau đây là thành phần gì?
Thuyền ơi có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
A. Thành phần cảm thán.
B. Thành phần gọi - đáp.
C. Thành phần phụ chú.
D. Khởi ngữ.

20. Những càu thơ sau đây có thành phần gì mà giọng thơ trở nên tha thiết, sâu lắng?
“Thân gầy guộc lá mong manh, Mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi? (...) Thương nhau tre không ở riêng, Luỹ thành từ dó mà nên hỡi người”.
(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
A. Thành phần phụ chú.
B. Thành phần cảm thán.
C. Thành phần gọi - đáp.
D. Khởi ngữ.

21. Những từ ngữ in nghiêng trong câu văn sau đây có phải là thành phần phụ chú không?
Bước vào thế kỉ mới muốn “sánh vai các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất”.
(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ Khoan)
A. Đúng
B. Sai

ĐÁP ÁN BÀI SỐ 20
1 2 3 4 5
B C C A C
6 7 8 9 10
C A A C A
11 12 13 14 15
D C   A D
16 17 18 19 20
C E A D B
21 22  
C A  

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây