Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 21: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten

Thứ ba - 18/02/2020 11:23
Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 21: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten . Có đáp án
1. Xuất xứ bài “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten” trích trong “La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông” (1853) - công trình nghiên cứu của Hi-pô-lít Ten.
A. Đúng
B. Sai

2. Giới thiệu một vài nét về La Phông-ten, Buy-phông, Hi-pô-lít Ten:
- La Phông-ten (1621 -1695) là nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp.
- Buy-phông (1707 - 1788) nhà vạn vật học, viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp.
- Hi-pô-lít Ten (1828 - 1893) là triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp.
A. Đúng
B. Chưa đúng

3. Văn bản này thuộc phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Thuyết minh
D. Nghị luân (bình luận văn chương)
E. Miêu tả

4. Hi-pô-lít Ten đã so sánh con cừu và con chó sói trong hai tác phẩm, công trình nào?
A. Con cừu và con chó sói trong thiên nhiên.
B. Con cừu và con chó sói trong vườn bách thú.
C. Con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với con cừu và con chó sói trong công trình khoa học của Buy-phông.

5. Nhận định nào sau đây không đề cập đến trong nội dung bài “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten”?
A. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten là những con vật mang tính bản năng tự nhiên.
B. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten là một hình tượng văn học.
C. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten là thú hoang dã, là vật nuôi hiền lành.

6. Con cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten tượng trưng cho những tình cảm gì?
A. Co cụm, sợ sệt, đần độn.
B. Thân thương và tốt bụng.
C. Chỉ biết đứng ì ra hoặc bắt chước con đầu đàn.
D. Bị gã chăn cừu và bị chó sói xua đi. 

7. Con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten tượng trưng cho những gì?
A. Một tên trộm cướp, nhưng khốn khổ và bất hạnh.
B. Một gã vô lại luôn luôn đói dài và luôn bị ăn đòn.
C. Cả A và B.

8. “Bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang đã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếc, bản tính hư hỏng, cái gì cũng làm ta khó chịu, nó thật đáng ghét, lúc sống thì có hại, chét rồi thì vô dụng...” - có phải đó “bi kịch về sự độc ác” của chó sói mà Buy-phông đã dựng nên?
A. Đúng
B. Sai

9. Mục đích chính bài viết của Hi-pô-lít Ten là dùng phương pháp so sánh để làm gì?
A. Bàn về tính hoang dã của chó sói.
B. Bàn về tính bản năng của loài cừu.
C. Bàn về sự khác biệt về cái nhìn, sự miêu tả và cảm nhận đối tượng của nhà văn với nhà khoa học.
D. Bàn về khoa học và vãn chương nghệ thuật.

10. Đây là các phép liên kết câu và đoạn văn, đúng hay sai?
- Phép lặp từ ngữ - Phép đồng nghĩa
- Phép trái nghĩa - Phép thế - Phép nối
A. Đủ và đúng.
B. Thiếu và sai.

11. Tác giả đã dùng phép liên kết gì trong đoạn thơ sau:
“Anh về, cối lại vang rừng,
Chim reo quanh mái, gà mừng dưới sân.
Anh về, sáo lại ái ân,
Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca...”
(Việt Bắc - Tố Hữu)
A. Phép thế.  
B. Phép nối.
C. Phép đồng nghĩa.
D. Phép lặp từ ngữ.

12. Hai câu thơ sau đây của Nguyễn Bỉnh Khiêm liên kết bằng phép gì?
“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao”.
A. Phép đồng nghĩa.
B. Phép trái nghĩa.
C. Phép thế.  
D. Phép nối.

13. Đọc câu ca dao sau và cho biết, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”.
B. Ẩn dụ.
D. Nhân hoá. 

14. Đoạn văn sau đây được thể hiện bằng phương thức biểu đạt nào?
Con gái làng tôi đẹp lắm. Tóc dài, đen xanh óng mượt. Má hồng lại có lúm đồng tiền. Trai đồng bãi, trai chợ Quan cứ là chết mê chết mệt. Hội đu làng tôi năm nào họ cũng kéo đến đông ơi là đông”.
(Gái làng nghề - Lê Phan Quỳnh)
A. Tự sự.
B. Biểu cảm.
C. Miêu tả.
D. Nghị luận.

15. Đọc bài ca dao sau đây và cho biết tác giả đã sử dụng phép liên kết nào?
Đi đâu mà vội mà vàng,
Mà vấp phải đá, mà quàng phải dây.
Thủng thẳng như chúng em đây,
Có đá nào vấp, có dây nào quàng!
A. Phép thế.
B. Phép lặp.
C. Phép nối.
D. Phép trái nghĩa và phép lặp.
E. Phép đồng nghĩa và phép thế.

16. Hồ Chủ tịch đã viết:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Hãy cho biết, trong đoạn văn, Bác Hồ đã sử dụng phép liên kết nào?
A. Phép lặp.
B. Phép nối.
C. Phép thế.
D. Phép đồng nghĩa.
E. Phép trái nghĩa.

17. Lúc nói và viết, về hình thức người ta thường dùng những phép liên kết nào?
A. Phép lặp.
B. Phép nối.
C. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa.
D. Phép thế.
E. Gồm tất cả A, B, C và D.

18. Những ví dụ sau đây được thể hiện bằng phép liên kết nào?
Chĩnh vàng chẳng tiếc, danh thì tiếc;
Bia đá hay mòn, nghĩa chẳng mòn.
(Tự thán - 17 - Nguyễn Trãi)
Làm lành mới cậy chớ làm dữ;
Có đức thì hơn nữa có tài.
(Tự thán - 22 - Nguyễn Trãi)
A. Phép thế.
B. Phép trái nghĩa.
C. Phép lặp từ ngữ.
D. Phép nối.

19. Đoạn văn sau đây được liên kết bằng phương tiện nào?
Không có gì vui bằng mùa gặt ở làng quê. Thôn trang náo nức, rầm rập, rộn ràng từ mờ sáng đến khuya. Lúa chín vàng rực đầy đồng. Lúa gặt được xếp thành bó.
Lúa được chở về thôn. Lúa phơi ngoài sân. Lúa chất đầy trong nhà. Một màu vàng ấm no tỏa rộng xóm thôn. Lúa mới tỏa hương ngào ngạt đất trời...”.
(Thôn xóm vào mùa gặt - Lê Mỹ An)
A. Phép lặp.
B. Phép đồng nghĩa.
C. Phép trái nghĩa.
D. Phép thế.

20. Hai câu sau đây được liên kết bằng phép trái nghĩa có đúng không?
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bao”.
(Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)
A. Sai.
B. Đúng.

ĐÁP ÁN BÀI SỐ 21
1 2 3 4 5
A A D C C
6 7 8 9 10
B C A C A
11 12 13 14 15
D B B C D
16 17 18 19 20
C E B A B

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây