Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 22: con cò

Thứ tư - 19/02/2020 09:41
Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 22: con cò - có đáp án
Bài tập trắc nghiệm bài 22
1. Lời giới thiệu một vài nét về Chế Lan Viên ở dưới đây đúng hay sai?
Chế Lan Viên (1920 - 1989) là bút danh của Phan Ngọc Hoan, quê ở Quảng Trị. Ông xuất hiện trong phong trào “Thơ mới trước năm 1945 với tập thơ “Điêu tàu”. Ông là nhà thơ lớn của nền thi ca Việt Nam hiện đại. Tác phẩm có: Điêu tàn, Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường - Chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc, Hoa trên đá, v.v...
A. Đúng
B. Chưa đúng

2. Cho biết xuất xứ bài thơ “Con cò”. Chế Lan Viên viết năm nào? In trong tập thơ nào?
A. Chế Lan Viên viết và in trong tập thơ “Điêu tàn” năm 1937.
B. Chế Lan Viên viết năm 1962, in trong tập thơ “Hoa ngày thường - Chim báo bão” (1967).

3. Bài “Con cò” được viết bằng thể thơ gì?
A. Thơ tự do.
B. Thơ 4 chữ.
C. Thơ 5 chữ.
D. Thơ 7 chữ.

4. Hình ảnh con cò trong bài thơ của Chế Lan Viên mang ý nghĩa biểu tượng gì?
A. Người phụ nữ lam lũ mà đôn hậu.
B. Biểu tượng cho tình thương con của người mẹ hiền.
C. Biểu tượng cho niềm mơ ước của người mẹ hiền đối với con thơ.
D. Biểu tượng cho lòng mẹ, lời ru đối với cuộc đời, của con người.

5. Có một số bài ca dao nói về con cò được nhắc tới trong bài thơ của Chế Lan Viên. Bài nào trong số các bài không được nhà thơ nhắc đến?
A. “Con cò đi đón cơn mưa.
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về...”.
B. “Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
C. “Con cò bay lả bay la,
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”.
D. “Con cò bay lả bay la,
Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng”.

6. Hai câu thơ sau nói lén điều gì?
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ”.
A. Mẹ là nơi nương tựa của con thơ.
B. Thương những bé thơ côi cút trong đời.
C. Con được sống hạnh phúc trong tình thương của mẹ.
D. Cả A và C.

7. Đoạn thơ sau có những ý gì?
“Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng! 
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân,
Con chưa biết con cò, con vạc.
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”.
A. Mẹ là nơi nương tựa của con.
B. Con sống hạnh phúc và lớn lên trong tình thương, dòng sữa và lời ru của mẹ.
C. Cả A và B.

8. Ba câu thơ sau nói lên điều gì?
“Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà.
Và trong hơi mát câu văn...”.
A. Cuộc đời mai sau của con thơ.
B. Niềm mơ ước và hi vọng của mẹ hiền đối với con thơ.
C. Con lớn lên, dù có đi xa vẫn gắn bó với gia đình quê hương.

9. Các động từ trong đoạn thơ sau thể hiện tình thương con của người mẹ hiền thật vô cùng sâu sắc có đúng không?
“Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con”.
A. Đúng.
B. Không đúng.

10. Hai câu thơ sau nói lên ý nghĩ gì của người mẹ là bao quát nhất?
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”.
A. Mẹ thương con suốt đời.
B. Tinh mẫu tử cao quý, thiêng liêng.
C. Lòng biết ơn mẹ của đứa con.
D. Mẹ là nơi trú ngụ tâm hồ    n của mỗi đứa con.

11. Ý nghĩa và tính khái quát của đoạn thơ sau là gì?
Một con cò thôi,
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời vỗ cánh qua nôi”.
A. Bài hát, bài ru... về con cò đã thấm sâu vào tâm hồn dân gian, tâm hồn dân tộc.
B. Bài hát, lời ru con cò... là biểu tượng cho tình thương và niềm mơ ước của mẹ hiền. 
C. Con cò và bài hát, lời ru con cò... chính là một phần cuộc đời của mỗi người.
D. Có cả A, B, C.

12. Giọng thơ bài “Con cò” như thế nào?
A. Buồn lê thê.
B. Man mác, buâng khuâng.
C. Ngọt ngào, thiết tha.
D. Bồi hồi, xúc động.

13. Chữ in nghiêng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
“Mưa phùn suốt đêm ngày.
Mưa như rắc bụi trắng đất trời.
Mưa suốt cả tháng giêng.
Thế rồi, đầu tháng hai, trời hửng.
Nắng xuân ấm áp chan hoà...”.
A. Dùng để nối câu.
B. Diễn tả sự ngạc nhiên.
C. Nói lên niềm vui về thời tiết đẹp.
D. Tương phản ý.

14. Câu văn sau được liên kết bằng phép gì?
Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh”.
Nam Cao
A. Phép lặp từ ngữ.
B. Phép nối.
C. Phép thế.
D. Phép trái nghĩa.

15. Các chữ in nghiêng trong đoạn văn sau được tác giả sử dụng làm phép nôi để liên kết câu văn, đoạn văn, có đúng không?
Bấc có tài biểu lộ tình thương yêu gần giống như làm đau người ta. Nó thường hay há miệng ra cắn lấy bàn tay Thoóc-tơn rồi ép xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu. Và cũng như Bấc hiểu các tiếng rủa là những lời nói nựng, con người cũng hiểu cái cắn hờ ấy là cử chỉ vuốt ve.

Tuy nhiên, tình thương yêu của Bấc phần lớn được diễn đạt bằng sự tôn thờ. Mặc dù, nó sung sướng đến cuồng lên mỗi khi Thoóc-tơn chạm vào nó hoặc nói chuyện với nó, nhưng nó không săn đón những biểu hiện ấy...”.
                                                       (“Con chó Bấc” - Giắc Lân-đơn)
A. Đúng.
B. Không đúng.

16. Đọc đoạn thơ sau đây và cho biết tác giả đã sử dụng phép liên kết nào?
Những ngày không gặp nhau,
Biển hạc dầu thương nhớ.
Những ngày không gặp nhau,
Lòng thuyền đau rạn vở.
                                                               (“Thuyền và biển” - Xuân Quỳnh)
A. Phép thế.
B. Phép đồng nghĩa.
C. Phép nối.
D. Phép lặp.

17. Đoạn văn sau đây có đúng là được liên kết câu bằng phép nối hay không?
Người ta nói chèo bẻo là kẻ cắp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già. Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo. Ngày mùa chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đất nó đã cất tiếng gọi người: “Chè cheo chét”... Chúng nó trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm”...
                                                          (“Lao xao” - Duy Khán) 
A. Sai.
B. Đúng.

18. Qua các từ ngữ in nghiêng trong đoạn văn sau đây, ta có thể biết tác giả đã liên kết câu bằng phép liên kết nào?
“... Huống gì thành Đại La...: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng' địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”...
(“Chiếu dời đô” - Lý Công uẩn)
A. Phép thế.
B. Phép đồng nghĩa.
C. Phép nối.
D. Phép trái nghĩa.

19. Từ ngữ nào được người viết sử dụng để liên kết câu trong đoạn văn sau đây?
Không thể coi thường những lỗi lầm nhỏ. Nếu không tu dưỡng, quyết tâm khắc phục sửa chữa, thì chỉ trong một thời gian ngắn đạo đức bị suy thoái, nhiều tính xấu trở thành cô' tật. Các hiện tượng xấu như trốn học đi chơi điện tử, thích đua đòi ăn diện, tiêu tiền như phá, nói dối,... đã thành vấn nạn thường gặp quanh ta. Thậm chí có không ít học sinh đã bị sa ngã. Vì vậy, ta phải cảnh giác, biết tu dưỡng đạo đức, chăm chỉ học hành, luôn luôn ghi nhớ câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
A. Thậm chí.
B. Các hiện tượng.
C. Vì vậy.
D. Không dùng từ ngữ nào.

20. Phép liên kết nào được nhà thơ sử dụng trong đoạn thơ này?
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
                                                                 (“Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải)
A. Phép nối.
B. Phép lặp.
C. Phép thế.
D. Phép đồng nghĩa.

ĐÁP ÁN BÀI SỐ 22
1 2 3 4 5
A B A B A
6 7 8 9 10
D C B A D
11 12 13 14 15
D C A D A
16 17 18 19 20
D B C C B

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây