Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 23: mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác

Thứ sáu - 21/02/2020 02:39
Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 23: mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác. Có đáp án
1. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được viết bằng thể thơ nào?
A. Thơ 4 chữ.
B. Thơ 5 chữ.
C. Thơ 7 chữ.
D. Thơ lục bát.

2. Giới thiệu một vài nét về xuất xứ bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải quê ở Thừa Thiên-Huế. Ông nổi tiếng với bài thơ “Mồ anh hoa nở” viết thời hoạt động bí mật bên kia giới tuyến. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được Thanh Hải viết vào tháng 11-1980 trên giường bệnh, một tháng trước lúc qua đời.
A. Đúng.
B. Chưa đúng.

3. Sáu câu trong khổ thơ đầu bài “Mùa xuân nho nhỏ” nói lên điều gì?
A. Vẻ đẹp thiên nhiên buổi đầu xuân.
B. Vẻ đẹp của đồng qué khi xuân đến.
C. Niềm vui ngây ngất trước vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương buổi xuân về.

4. Chữ “chi” trong hai tiếng “hót chi” có phải là giọng điệu Huế không?
“ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.”
A. Đúng.
B. Chưa đúng.

5. Đoạn thơ sau nói lên điều gì?
“ Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...”
A. Đất nước vào xuân.
B. Mùa xuân chiến đấu và sản xuất.
C. Mùa xuân sẵn sàng chiến đấu và sản xuất hối hả, xôn xao.

6. Bốn câu thơ đầu đoạn thơ trên đây được câu trúc như thế nào?
A. Song hành đối xứng.
B. Liệt kê.
C. Tiếp diễn của sự việc.

7. Từ láy “hối hả” và “xôn xao” diễn tả khí thè vào xuân rất khẩn trương và tưng bừng của đất nước trong sản xuất và chiến đấu.
A. Đúng.
B. Chưa đúng.

8. Đoạn thơ sau nói hành trình lịch sử và vẻ đẹp của đất nước. Thanh Hải đã vận dụng các biện pháp tu từ nào?
“Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”.
A. So sánh.
B. Nhân hoá.
C. Điệp ngữ.
D. Cả A, B, C.

9. Trong đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến”.
Các hình ảnh biểu tượng : “con chim hót”, “một cành hoa”, “một nốt trầm xao xuyến” nói lên điều gì?
A. Vẻ đẹp của đất nước.
B. Vẻ đẹp của hồn người.
C. Những gì tốt đẹp nhất của con người, của cuộc đời, của thiên nhiên.

10. Các điệp ngữ trong đoạn thơ trên có tác dụng gì?
A. Tạo nên giọng thơ tha thiết.
B. Thể hiện ước nguyện chân thành.
C. Cả A và B.

11. Các từ ngữ: “nho nhỏ”, “lặng lẽ dâng” trong 2 câu thơ sau nói lên điều gì?
Một mùa xuân nho nhỏ, Lặng lẽ dâng cho đời”.
A. Tận tình dâng hiến cho đời, cho đất nước.
B. Hết mình dâng hiến cho đời, cho đất nước.
C. Khiêm nhường hiến dâng cho đời, cho quê hương đất nước.

12. Chủ đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là gì?
A. Ca ngợi vẻ đẹp đất nước vào xuân.
B. Ca ngợi vẻ đẹp và sức sống của đất nước vào xuân, nói lên ước nguyện tha thiết, chân thành được hiến dâng cho quê hương đất nước.
C. Khúc ca mùa xuân của đất nước và mùa xuân của hồn người.

13. Bài “Viếng lăng Bác” được viết theo thể thơ gì?
A. Thơ 7 chữ
B. Thơ 8 chữ 

14. Hình ảnh “hàng tre” trong càu tho sau được tác giả sáng tạo bằng biện pháp tu từ gì?
“ Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam.
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.
A. Tượng trưng.
B. Nhân hoá.
C. Ẩn dụ.
D. Hoán dụ.

15. Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” được tác giả sáng tạo bằng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh.
B. Ẩn dụ.
C. Hoán dụ.
D. Nhân hoá.

16. Câu thơ “Mà sao nghe nhói ở trong tim!” có đúng là một câu cảm thán không?
A. Đúng.
B. Chưa đúng.

17. Điệp ngữ “muốn làm” có tác dụng nghệ thuật gì trong đoạn thơ?
Mai về miền Nam thương trào nước mắt,
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác,
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây,
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.
A. Làm cho giọng thơ tha thiết, sâu lắng, chân thành.
B. Nhấn mạnh ý: biết ơn Bác, muốn được đền đáp công ơn của Bác.
C. Có cả A và B.

18. Trong bài thơ “Bác ơi”, Tô Hữu viết:
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”.
Cho biết trong hai câu thơ có thành phần gì?
A. Thành phần gọi đáp.
B. Thành phần cảm thán.
C. Thành phần phụ chú.
D. Thành phần tình thái.

19. Trong hai câu thơ sau đây, “quả tim lớn” là hình ảnh gì?
Người là Cha, là Bác, là Anh.
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.
(“Sáng tháng năm”- Tố Hữu)
A. So sánh.
B. Ẩn dụ.
C. Hoán dụ.
D. Nhân hoá.

20. Đọc đoạn thơ sau đày và cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào?
Ôi cơn mưa quê hương
Mưa là khúc nhạc của bài ca êm mát
Những đêm ta nằm nghe mưa hát mưa ơi
Nghe mưa đập cành tre! nghe mưa rơi tàu lá
Thầm thì, rào rạt vang xa...
                                                                   (“Nhớ mưa quê hương” - Lê Anh Xuân) 
A. So sánh
B. Nhân hoá.
C. Điệp ngữ
D.Gồm cả A, B và C.

ĐÁP ÁN BÀI SỐ 23
1 2 3 4 5
B A C A C
6 7 8 9 10
A A D C C
11 12 13 14 15
C B C C B
16 17 18 19 20
A C B C D

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây