Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 25: Mây và sóng

Thứ bảy - 22/02/2020 09:40
Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 25: Mây và sóng. Có đáp án
1. Em hãy cho biết nhà thơ Ta-go là người nước nào?
A. Nhà thơ Anh.
B. Nhà thơ Pháp.
C. Nhà thơ Trung Quốc.
D. Đại thi hào của Ấn Độ trong thế kỉ XX.

2. Trong các hoạt động nghệ thuật phong phú và sôi nổi, Ta-go để lại dấu ấn trên những lĩnh vực nào nữa?
A. Nhà văn.
B. Nhà viết kịch.
C. Nhà hoạ sĩ.
D. Cả A, B, C.

3. Năm 1913, Ta-go được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học. Có đúng không?
A. Đúng.
B. Sai.

4. Cho biết bài thơ “Mây và Sóng”, lúc đầu được viết bằng thứ tiếng nào?
A. Tiếng Ben-gan.
B. Tiếng Anh.

5. Chủ đề bài thơ “Mây và Sóng” là gì?
A. Tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của trẻ thơ.
B. Tình yêu mẹ thiết tha của trẻ thơ.
C. Có cả A và B.

6. Bài thơ được cấu trúc bằng hai mẫu đối thoại để thể hiện tâm tình của em thơ. Đó là những mẫu đối thoại nào?
A. Mây với em bé.
B. Sóng với em bé.
C. Cả A và B.
D. Em bé với mẹ.

7. Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Mây và Sóng” là ai?
A. Mây.
B. Sóng.
C. Người mẹ.
D. Em bé, Mây và Sóng.

8. Hình tượng Mây và Sóng trong bài thơ của Ta-go biểu tượng cho những gì?
A. Những gì cao vời xa xôi.
B. Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên.
C. Những thú vui trong cuộc sống mời gọi lên đường.
D. Có cả B và C.

9. Những câu thơ sau đây nói lên điều gì?
“... Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ
Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
... Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”.
A. Em bé ước ao được sống mãi bên mẹ và mãi mãi yêu thương mẹ. 
B. Tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng.
C. Mái nhà êm ấm và lòng mẹ, tình yêu mẹ là tâm hồn tuổi thơ.

10. Nhận định sau đây: “Mây và Sóng” của Tago là một bài thơ độc đáo viết về miền thơ ấu, bài thơ rất thơ nói lên tình yêu trẻ thơ của một trái tìm nồng hậu và tươi thắm”, đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Chưa đúng.

11. Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương vừa có nghĩa tường minh, vừa có hàm ý:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn,
Mà em vần giữ tấm lòng son”.
- Nghĩa tường minh: tả thực cái bánh trôi nước.
- Hàm ý (nghĩa bóng):
- một cuộc đời vất vả.
+ một số phận, thân phận hẩm hiu, lệ thuộc.
+ một tấm lòng son sắt thuỷ chung.
A. Đúng.
B. Sai.

12. Vần chân là chữ cuối câu bắt vần với nhau, vần lưng là vần ở những chữ trong câu, giữa câu.
A. Đúng.
B. Sai.

13. Trong đoạn thơ sau, các chữ in đậm vần với nhau, các chữ gạch chân vần với nhau, có đúng không?
“Những là rày ước mai ao
Mười lăm năm ấy, biết bao nhiêu tình!
Bây giờ gương vỡ lại lành,
Khuôn thiêng lừa lọc đã dành có nơi.
Còn duyên, may lại còn người,
Còn vầng trăng bạc, còn lời nguyền xưa...”
(“Truyện Kiều” - Nguyễn Du)
A. Đúng.
B. Sai.

14. Thơ lục bát có vần bằng, vần chân, vần lưng. Đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.

15. Bài thơ “Cảnh khuya” của Bác Hồ được viết bằng thể thơ gì?
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa;
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nổi nước nhà”.
A. Thơ thất ngôn.
B. Thơ tứ tuyệt.
C. Thơ thất ngôn tứ tuyệt.
D. Thơ tự do. 

16. Thơ Đường luật, mỗi bài thơ có tám câu, mỗi câu thơ có bảy tiếng, cả bài có năm vần thơ thì gọi là thể thơ gì?
A. Thơ thất ngôn.
B. Thơ bát cú.
C. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
D. Thơ song thất lục bát.

17. Các bài thơ như: “Thu ẩm”, “Thu điếu”, “Thu vịnh”, “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến, “Qua Đèo Ngang”, “Chiêu hôm nhớ nhà”, “Thăng Long thành hoài cổ” của Bà Huyện Thanh Quan có phải được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật không?
A. Chưa đúng.
B. Đúng.

18. Bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc” của Bác Hồ được sáng tác bằng thể thơ gì?
Cảnh rừng Việt Bắc
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.
Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường thết thịt rừng quay.
Non xanh nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt chè tươi mặc sức say.
Kháng chiến thành công ta trở lại,
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.
Hồ Chí Minh
A. Thơ lục bát.
B. Thơ thất ngôn.
C. Thơ song thất lục bát.
D. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

19. Những câu tục ngữ sau đây, câu nào có nghĩa bóng (hàm ý)?
A. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
B. Tấc đất, tấc vàng.
C. Cái răng, cái tóc là góc con người.
D. Uống nước nhớ nguồn.
E. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

20. Bài ca dao sau đây có nghĩa tường minh hay hàm ý?
Bây giờ mận mới hỏi đào:
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa:
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
A. Nghĩa tường minh.
B. Hàm ý.

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
D D A A C
6 7 8 9 10
C D D C A
11 12 13 14 15
A A A A C
16 17 18 19 20
C B D D B

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây