Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 26: tổng kết phần văn bản nhật dụng

Thứ năm - 27/02/2020 11:26
Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 26: tổng kết phần văn bản nhật dụng. Có đáp án
CHIEC LA CUOI CUNG
CHIEC LA CUOI CUNG
 Bài tập trắc nghiệm
1. Nhật dụng nghĩa là thường dùng hằng ngày (Từ điển Tiếng Việt - Văn Tân chủ biên). Vậy thế nào là văn bản nhật dụng?
A. Một tác phẩm hay được nhiều người ca tụng. 
B. Một văn bản đề cập đến những vấn đề cấp thiết, gần gũi đang diễn ra trong cuộc sống hiện tại, được cộng đồng quan tâm.
C. Có thể được viết bằng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau.
D. Có giá trị nhất định về mặt văn chương.
E. Được sáng tác trong thời hiện tại.
F. Gồm B, C, D.

2. Văn bản nhật dụng nào sau đây nói về việc chống chạy đua vũ trang, chống vũ khí hạt nhân, quyết tâm bảo vệ hoà bình?
A. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
B. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
C. Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000.
D. Bài toán dân số.

3. Văn bản nhật dụng nào sau đây nói về vấn đề bảo vệ giữ gìn môi trường?
A. Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000.
B. Vụ cá độ bóng đá 2005.
C. Bài toán dân số.
D. Cuộc chia tay của những con búp bê.

4. Văn bản nhật dụng nào nói về việc bảo vệ gia đình, bảo vệ hạnh phúc tuổi thơ?
A. Ca Huế trên sông Hương.
B. Cuộc chia tay của những con búp bê.
C. Mẹ tôi.
D. Bài toán dân số.

5. Văn bản nhật dụng nào nói về bản sắc, vẻ đẹp văn hoá của dân tộc?
A. Cổng trường mở ra.
B. Động Phong Nha.
C. Ca Huế trên sông Hương.
D. Cuộc chia tay của những con búp bê.

6. Văn bản nhật dụng “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” nêu lên vấn đề gì?
A. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
B. Bảo vệ môi trường.
C. Bảo vệ nền tự do.
D. Bảo vệ môi trường và tài nguyền thiên nhiên.

7. Phương thức biểu đạt của bài “Động Phong Nha” là gì?
A. Tự sự và miêu tả.
B. Nghị luận.
C. Miêu tả và thuyết minh.
D. Thuyết minh kết hợp tự sự miêu tả. 

8. Văn bản nhật dụng “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luân.

9. Câu thơ nào trong các câu sau chứa hình ảnh so sánh?
A. “Đất nước như vì sao,
Cứ đi lên phía trước”.
                            (Mùa xuân nho nhỏ)

B. “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
Mai sau con lớn làm người Tự do”.
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
c. “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ,
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
                                    (Viếng lăng Bác)
D. “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày.
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.
                                      (Đồng chí)

10. Câu thơ nào trong những câu thơ sau dùng phép đảo ngữ?
A. “Mọc giữa dòng sông xanh.
Một bông hoa tím biếc”.
                                (Mùa xuân nho nhỏ)

B. “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác,
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”.
                                   (Viếng lăng Bác)
C. “Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn”.
                                         (Con cò)

11. Trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật, hai cặp câu thơ nào phải đối nhau từng cặp một theo đúng luật thơ? Có đúng các cặp thơ sau đây đối nhau không?
- Câu 3 đối với câu 4.
- Câu 5 đối với câu 6
Ví dụ:
 
 
(“Qua Đèo Ngang” - Bà Huyện Thanh Quan)
A. Sai.
B. Đúng. 

12. Trong các ví dụ thơ sau đây, ví dụ nào không sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ?
A. “Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến”.
               (Mùa xuân nho nhỏ)

B. “Mai về miềm Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.
Muốn làm đoá hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.
                              (Viếng lăng Bác)
C. “Đêm nay rừng hoang sương muối,
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.
                         (Đồng chí)
D. Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ dã sẵn tay nâng!
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân,
Con chưa biết con cò, con vạc.
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”.
                                  (Con cò)

13. Thế nào gọi là vần bằng trong thơ? Nêu ví dụ.
Những chữ (tiếng) có thanh bằng (có dấu huyền hoặc không có dấu) vần với nhau thì gọi là vần bằng có đúng không?

Ví dụ:
    vần bằng
 (“Cảnh khuya” – Hồ Chí Minh)

vần bằng
(“Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải)
A. Đúng.
B. Sai.

14. Thế nào gọi là vần trắc trong thơ? Nêu ví dụ.
Những chữ (tiếng) có thanh trắc (có dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, dấu năng) vần với nhau thì gọi là vần trắc. Có đúng không ?
 vần trắc
(“Bếp lửa” - Bằng Việt) 

-  Vần trắc
(“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Phạm Tiến Duật)
A. Sai.
B. Đúng.

15. Thế nào gọi là vần chân (cước vận) trong thơ? Nêu ví dụ.
Hai chữ (tiếng) đứng cuối câu thơ của hai câu thơ đi liền nhau mà vần với nhau thì gọi là vần chân. Có đúng không?
Ví dụ
  vần bằng

 vần trắc
 vần bằng
 Vần trắc
(“Nhớ rừng” - Thế Lữ)

Chú ý: Từng cặp vần bằngvần trắc nối tiếp đan xen nhau.
A. Đúng.
B. Sai.

16. Thế nào là vần lưng (yêu vận) trong thơ? Nêu ví dụ.
Vần thơ được gieo vào chữ (tiếng) nằm giữa câu thơ thì gọi là vần lưng.
Ví dụ
  vần lưng
(“Nhớ rừng” – Thế Lữ)
  vần lưng
(“Qua Đèo Ngang” - Bà Huyện Thanh Quan)
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu     -> vầng lưng
                                    Ca dao
A. Sai.
B. Đúng.

17. Thế nào gọi là vần cách, vần ôm?
Khi hai câu thơ gián cách bởi một câu thơ khác mà có vần (vần chân) với nhau thì gọi là vần cách (cũng gọi là vần ôm). Có đúng không?


Ví dụ:
 Rừng núi đã xanh màu giải phóng
Hãy trào lên ơi sóng cửu Long
Quét phăng những rác bùn ứ đọng
Những thép gai ngăn mặt, cắt lòng.
(“Việt Nam màu và hoa” - Tố Hữu)

—> phóng vần với đọng, Long vần với lòng.
A. Đúng.
B. Sai.

18. Cách gieo vần trong thơ lục bát có đúng như thế này không?
- Thơ lục bát là một trong những thể thơ dân tộc tiêu biểu nhất.
- Thơ lục bát chỉ có vần bằng, vừa có vần chân vừa có vần lưng:
+ Tiếng cuối câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát (vần lưng)
+ Tiếng cuối câu bát vần với tiếng cuối câu lục {vần chân)
Ví dụ: Gương nga chênh chếch dòm song,
Vàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân.
Hải đường lả ngọn đông lân.
Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà...
(“Truyện Kiều” - Nguyễn Du)
A. Sai.
B. Đúng.

19. Cách gieo vần trong thơ tứ tuyệt Đường luật như thế này có đúng không?
- Thơ tứ tuyệt Đường luật chỉ có vần chân,
- Chữ cuối câu 1 vần với chữ cuối câu 2;
Chữ cuối câu 2 vần với chữ cuối câu 4.

Ví dụ:
Cảnh khuya
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nổi nước nhà.
                                            Hồ Chí Minh
A. Đúng.
B. Không đúng.

20. Cách gieo vần trong thơ bát cú Đường luật, có đúng như thế này không?
- Thơ bát cú Đường luật chỉ có vần chân,
- Chữ cuối câu 1 vần với chữ cuối các câu chẵn (2,4, 6, 8).

Ví dụ:
Chiều hôm nhớ nhà
Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn.
Gác mái ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,
 Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.
                                           Bà Huyện Thanh Quan
A. Sai.
B. Đúng.



ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
F A A B C
6 7 8 9 10
D D D A A
11 12 13 14 15
B C A B A
16 17 18 19 20
B A B A B

 
  

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây