Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 27: Bến Quê

Chủ nhật - 23/02/2020 11:24
Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 27: Bến Quê. Có đáp án
1. Nguyễn Minh Châu viết truyện “Bến quê” trong thập niên 80 của thê kỉ trước. Truyện được in trong tập truyện ngắn cùng tên của ông, xuất bản năm 1985. Đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.

2. Nhân vật chính của truyện “Bến quê” là ai?
A. Liên.
B. Thằng Tuấn.
C. Nhĩ.
D. Cụ giáo Khuyến.

3. Ngôi kể của truyện “Bến quê” là ngôi nào?
A. Ngôi thứ nhất.
B. Ngôi thứ ba.

4. Câu văn sau nói lên tình huống của truyện “Bến quê” đúng hay sai?
Nhân vật Nhĩ từng đã đến nhiều nơi gần xa trên trái đất, nay bị ốm nằm liệt giường.
A. Chưa đúng.
B. Đúng.

5. Nằm trên tấm đệm cạnh cửa sổ, Nhĩ đã nhìn thấy những gì?
A. Hàng bằng lăng nở hoa cuối mùa.
B. Con sông Hồng đỏ nhạt, mặt sông như rộng ra dưới tiết thu.
C. Bờ bãi bên kia sông “màu vàng thau xen với màu xanh non”.
D. Vòm trời cao với những tia nắng sớm.
E. Tất cả A, B, C, D.

6. Tâm trạng bi kịch ấy của Nhĩ được biểu đạt bằng phương thức nào qua câu văn sau đây?
Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình”.
A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.

7. Nhĩ đã cảm nhận những phẩm chất gì của Liên, người vợ thân thương của Nhĩ?
A. Vẻ đẹp của một người đàn bà thị thành.
B. Những nét tần tảo và thầm lặng chịu đựng hi sinh.
C. Quê mùa, mộc mạc.
D. Xinh đẹp, giỏi giang.

8. Cho biết tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào trong đoạn vãn dưới đây?
Ngay lúc ấy, cái vật mà Nhĩ nhìn thấy trước tiên khi được ngồi sát ngay sau khuôn cửa sổ là một cánh buồm vừa bắt gió căng phồng lên. Con đò ngang mỗi ngày chỉ qua lại một chuyến giữa hai bờ ở khúc sông Hồng này vừa mới bắt đầu chống sào ra khỏi chân bãi bồi bên kia, cánh buồm nâu bạc trắng vẫn còn che lấp gần hết cái miền đất mơ ước. 
Sát bên bờ của dải đất lở dốc đứng bên này, một đám đông khách đứng đợi đò đứng nhìn sang. Người đi bộ, người dắt xe đạp. Một vài tốp đàn bà đi chợ về đang ngồi kháo chuyện hoặc xổ tóc ra bắt chấy. Nhĩ nhìn mãi đám khách nhưng vẫn không tìm thấy cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trắng sáo đâu cả”.
A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Tự sự kết hợp với miêu tả.
D. Nghị luận.

9. Đoạn văn tự sự sau đây có yếu tô nghị luận không?
Thì ra thằng con trai của anh chỉ mới đi dược đến hàng cây bằng lăng bên kia đường. Thằng bé vẫn cắp cuốn sách bên nách đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố. Suốt đời Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật là không dứt ra được. Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đầu? Họa chàng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lần mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn, lời lè không bao giờ giải thích hết”.
A. Có.
B. Không có.

10. Tại sao Nhĩ sai thằng Tuấn- đứa con trai của mình đi sang bên kia sông: “đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chán ở đâu đó một lát, rồi về...”
Bên kia sông là bến quê gần gũi và thân thương nhưng suốt đời Nhĩ chưa hề một lần đặt chân tới. Nhĩ muốn đứa con trai mình sẽ thay mặt mình đi sang bên kia sông, nơi bến quê, để an ủi mình vơi đi chút ít ân hận: “Người cha sắp từ giã cõi đời đang giấu một tâm sự bí mật gì đó trong cái vẻ lúng túng”. Và đó là “cái điều ham muốn cuối cùng của đời mình” mà Nhĩ muốn nói ra.
Nhĩ sai thằng con trai sang bên kia sông để đi xem phong cảnh quê nhà, chơi loanh quanh một lát rồi về.
Nhĩ sai thằng con trai sang bên kia mang theo một ít tiền mua cho bố một ít bánh trái...
11. Hình ảnh thứ nhất:
Bên kia sông Hồng lúc này dang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ”.
Hình ảnh thứ hai:
Liên giả vờ không nghe câu chồng vừa hỏi. Trước mặt chị hiện ra một cái bờ đất lở dốc đứng của bờ bên này, và đêm đêm cùng với cơn lũ nguồn đã bắt đầu dồn về, những tảng đất đổ ào vào giấc ngủ”.
Hai hình ảnh này biểu tượng cho điều gì?
A. Đó là hiện tượng tự nhiên “Khúc sông bên lở bên bồi” mà nhiều người đã thấy, đã biết. 
B. Hai hình ảnh đó biểu tượng cho “một cuộc bể dâu” trong xã hội, và trong cuộc đời của mỗi người (ở đây là Nhĩ và Liên).
C. Những dự báo về tai họa, những biến động lớn sắp xảy ra đối với mỗi người. D. Thể hiện sự thao thức và lo âu.

12. Đọc câu văn và cho biết bộ phận sau gạch ngang gọi là thành phần gì?
Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình”.
A. Thành phần tình thái.
B. Thành phần cảm thán.
C. Thành phần phụ chú.
D. Thành phần gọi - đáp.

13. Câu văn trên nói lên tâm trạng gì của Nhĩ?
A. Mãi đến lúc gần đất xa trời, Nhĩ mới cảm thấy vẻ đẹp bình dị, thân thuộc của quê hương.
B. Nhĩ là một con người vô tâm, sống hời hợt.
C. Nhĩ buồn và ân hận về cách sống của mình.
D. Những ân hận suy ngẫm của Nhĩ về nghịch lí, về bi kịch của cuộc đời mình khi anh ốm nằm liệt giường.

14. Hình ảnh đám trẻ con (Huệ, Vân, Tam, Hùng...) nghe Nhĩ gọi đả kéo đến xúm vào và rất nương nhẹ giúp anh di chuyển trên tấm nệm, kê gối kê chăn cho anh ngồi; hình ảnh cụ giáo Khuyến sáng nào cũng ghé vào hỏi thăm sức khỏe Nhĩ nói lên điều gì?
A. Tình cảm xóm giềng lúc tắt lửa tối đèn có nhau.
B. Tình thương yêu của đồng loại.
C. Nhĩ được mọi người quý mến, săn sóc.
D. Đó là tình quê nơi bến quê.

15. Đoạn văn sau đây được viết bằng phương thức biểu đạt nào?
Ông cụ giáo Khuyến chợt nhận thấy mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường, hai mắt long lanh chứa một nỗi mê say đầy đau khổ, cả mười đầu ngón tay Nhĩ đang bấu chặt vào bậu cửa sổ, những ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy”.
A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Nghị luận.
D. Biểu cảm.

16. Hình ảnh chiếc đò ngang cập bến lúc Nhĩ “đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát tay y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó” - mang ý nghĩa biểu tượng gì?
A. Nhĩ sắp qua đời, chiếc đò định mệnh sắp chở anh sang thế giới bên kia.
B. Nhĩ ngóng trông thằng Tuấn, con trai anh đi sang bên kia sông trở về.
C. Một hình ảnh thân thuộc nơi bến quê. 

17. Có thể coi câu văn sau đây là sự thể hiện làm nỗi rõ một khía cạnh chủ đề của truyện “Bến quê” được không?
Tuy vậy, cũng như những cánh bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa, và cũng chính nhờ có điều đó mà sau nhiêu ngày tháng bôn tẩu, tìm kiếm... Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này”.
A. Đúng.
B. Chưa đúng.

18. Vậy, “bến quê” là gì?
A. Cảnh vật bình dị, gần gũi, thân quen.
B. Là mái nhà êm ấm hạnh phúc của gia đình.
C. Là tình nghĩa anh em, bạn bè, bà con... nơi xóm làng quê hương.
D. Tất cả A, B, C.

19. Cụm từ in đậm trong câu văn sau đây là từ loại gì?
Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng láng đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.
(Trích “Bến quê” - Nguyễn Minh Châu)
A. Danh từ.
B. Cụm danh từ.
C. Tính từ.
D. Đông từ.

20. Những từ ngữ in đậm trong câu văn dưới đây thuộc từ loại nào?
Con đò ngang mỗi ngày chỉ qua lại một chuyến giữa hai bờ ở khúc sông Hồng này vừa mới bắt đầu chống sào ra khỏi chân bãi bồi bên kia, cánh buồm náu bạc trắng vẫn còn che lấp gần hết cái miền đất mơ ước.
A. Danh từ.
B. Tính từ.
C. Động từ.
D. Phó từ.

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
A C B B E
6 7 8 9 10
A B C A B
11 12 13 14 15
B C D D B
16 17 18 19 20
A A D B C


 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây