Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 28: Những ngôi sao xa xôi

Thứ năm - 27/02/2020 12:13
Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 28: Những ngôi sao xa xôi. Có đáp án
1. Truyện “Những ngôi sao xa xôi” được nói tới những nhân vật nào là chủ yêu?
A. Chị Thao.
B. Nho.
C. Phương Định.
D. Cả 3 người.

2. Người kể là ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất.
B. Ngôi thứ ba.

3. “Nhân vật Phương Định kể chuyện có tác dụng làm cho câu chuyện kể được cụ thể, sinh động và chân thật. Vì nhân vật Phương Định kể về cuộc sống chiến đấu của mình, của tổ trinh sát mặt đường của mình”. Ý kiến ấy đúng hay chưa đúng?
A. Đúng.
B. Chưa đúng.

4. Truyện “Những ngôi sao xa xôi” kể chuyện gì?
A. Chuyện của các cô thanh niên xung phong.
B. Cuộc sống và chiến đấu của tổ trinh sát mặt đường trên cao điểm của con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mĩ.
D. Chuyện ca hát, lấp hố bom, phá bom nổ châm của ba cô thanh niên xung trên cao điểm.

5. Đọc đoạn văn sau và cho biết tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, di đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lần lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ cố những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những táng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất”.
A. Tự sự.
B. Biểu cảm. 
C. Miêu tả.
D. Tự sự kết hợp với miêu tả.

6. Phương thức biểu đạt nào được thể hiện trong đoạn văn sau?
“Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom  thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”.
A. Nghị luận.
B. Biểu cảm.
C. Tự sự.
D. Tự sự kết hợp với miêu tả.

7. Đọc đoạn văn sau và cho biết Phương Định là một cô gái Hà Nội như thế nào?
“Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
Xa đến đáu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu náu, hay nheo lại như chói nắng”.
A. Xinh đẹp.
B. Xinh đẹp, duyên dáng.
C. Xinh đẹp, duyên dáng, thích tự ngắm nghía làm dáng.

8. Chị Thao tổ trưởng tổ trinh sát mặt đường là người như thế nào?
A. Thích thêu chỉ màu lên áo.
B. Thích hát, có ba cuốn sổ dày chép đầy bài hát. Sợ máu, sợ vắt.
C. Trong chiến đấu rất bình tĩnh, cương quyết, táo bạo.
D. Tất cả A, B, C.

9. Trong đoạn văn nói về Nho, tác giả đã dừng biện pháp tu từ gì?
“Nho chống tay về đằng sau, ngả hẳn người ra. Cái cổ tròn và những chiếc cúc áo nhỏ nhắn. Tôi muốn bế nó lên tay. Trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng”.
A. Nhân hoá.
B. Ẩn dụ.
C. So sánh.
D. Điệp ngữ.

10. Đây là đoạn văn miêu tả không khí dữ dội ác liệt trên cao điểm và tư thế chiến đấu quả cảm hiên ngang của Phương Định và đồng đội. Có đúng không?
Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng dường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ.
Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa”...
A. Đúng.
B. Chưa đúng. 

11. Trong đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt là tự sự kết hợp với miêu tả tâm trạng nhân vật có đúng không?
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng can thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái, đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu”.
A. Đúng.
B. Sai.

12. Đó là tâm trạng như thế nào?
A. Sợ chết.
B. Có nghĩ đến cái chết. Nhưng vô cùng dũng cảm, dám đối mặt với cái chết và sẵn sàng chấp nhận cái chết.
C. Dám xả thân trong chiến đấu, coi thường mọi gian khổ hi sinh.

13. Em có nhận xét gì về một số câu văn trong đoạn văn sau đây?
“Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca Quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quán Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh...”. Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều”.
A. Câu vần ngắn như khẩu ngữ.
B. Câu văn không có chủ ngữ.
C. Câu văn ngắn như khẩu ngữ và không có chủ ngữ.
14. Tại sao chị Thao, Phương Định, Nho lại thích hát? Sự thích thú đó thể hiện vẻ đẹp gì trong tâm hồn họ?
A. Thích văn nghệ.
B. Cảm thấy “Tiếng hát át tiếng bom”.
C. Một thói quen.
D. Lạc quan và yêu đời.

15. Ý kiến sau nói lên chủ đề của truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, có đúng không?
- Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê kể về cuộc sống chiến dấu của tổ trinh sát mặt đường trên cao điểm, suốt đêm ngày phải đối mặt với bom đạn và cái chết. Qua đó, tác giả đã ca ngợi tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần quả cảm, vượt qua mọi nguy hiểm gian khổ, tình đồng đội thắm thiết, tinh thần lạc quan của những cô thanh niên xung phong trên trọng điểm tuyến đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mĩ.
A. Đúng.
B. Chưa đúng.

16. Những từ in đậm trong đoạn văn sau thuộc từ loại nào?
Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên dường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiêu rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất. 
A. Danh từ.
B. Tính từ.
C. Động từ.
D. Lượng từ.

17. Đoạn văn trên đây gợi tả điều gì về cao điểm nơi trấn giữ của tổ trinh sát mặt đường?
A. Sự ác liệt của chiến tranh thời chống Mĩ trên con đường Trường Sơn.
B. Cảnh vật nơi cao điểm bị bom đạn huỷ diệt.
C. Cuộc sống chiến đấu vô cùng gian khổ của tổ trinh sát mặt đường.
D. Gổm A, B, C.

18. Các cụm từ in đậm trong đoạn văn sau đây thuộc từ loại nào?
Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng.
A. Động từ.
B. Tính từ.
C. Danh từ.
D. Cụm danh từ.

19. Đọc đoạn văn sau đây và cho biết tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào khi tả cái kim đồng hồ và lửa dây mìn?
Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rỗ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn dằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom.
A. So sánh.
B. Ẩn dụ.
C. Nhân hóa.
D. Hoán dụ.

20. Có thể dừng những từ ngữ nào để ca ngợi tính cách của chị Thao, Nho, Phương Định trong tổ trinh sát mặt đường?
A. Dũng cảm, ngoan cường.
B. Lạc quan và yêu đời.
C. Anh hùng.
D. Gồm cả A, B, C.

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
D A A B D
6 7 8 9 10
D C D C A
11 12 13 14 15
A B C D A
16 17 18 19 20
B D D C D

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây