Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 30: Bố của Xi-mông

Thứ bảy - 29/02/2020 06:00
Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 30: Bố của Xi-mông. Có đáp án
1. Em biết gì về nhà văn Guy đơ Mò-pa-xăng (1850-1893)?
A. Nhà văn Pháp trong thế kỉ XIX.
B. Sự nghiệp văn chương: vài vở kịch, 6 tiểu thuyết, trên 300 truyện ngắn.
C. Văn của ông thấm nhuần một tinh thần nhân đạo cao đẹp.
D. Đúng tất cả.

2. Đoạn văn “Bố của Xi-mông” có thể chia làm 4 phần như sau, có đúng không?
(1) Xi-mông đau khổ, tuyệt vọng đi ra bờ sông.
(2) Xi-mông gặp chú Phi-líp và chú hứa cho em một ông bố.
(3) Phi-líp đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt mẹ em và nhân làm bố của em.
(4) Xi-mông đến trường, em tự hào nói với các bạn “Bố tao tên là Phi-líp”.
A. Chưa đúng.
B. Đúng.

3. Đoạn văn sau đây, Mô-pa-xăng vừa tả cảnh vừa tả tâm trạng em bé Xi-mông?
'Trời ấm áp vô cùng, dễ chịu vô cùng. Ánh mặt trời êm đềm sưởi ấm bãi cỏ. Nước lấp lánh như gương. Và Xi-mông có những giây phút khoan khoái, có cái cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc, em rất thèm được nằm ngủ ở dây, trên mặt cỏ, dưới nắng ấm”.
A. Đúng.
B. Không đúng.

4. Đoạn văn sau đây được viết bằng phương thức biểu đạt nào?
Thế là em nghĩ đến nhà, rồi nghĩ đến mẹ, và thấy buồn vô cùng, em lại khóc. Người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi di ngủ. Nhưng em không đọc hết dược, vì những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang, choán ngợp lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài”.
A. Tự sự (kể chuyện bé Xi-mông nhớ mẹ, em đọc kinh và khóc).
B. Biểu cảm (thương Xi-mông).
C. Nghị luận (về nỗi đau của tuổi thơ bất hạnh).
D. Miêu tả tâm trạng đau khổ, tuyệt vọng của bé Xi-mông.

5. Vì sao mà em bé Xi-mông lại không có bố?
A. Bố mẹ đã “chia tay” nhau.
B. Xi-mông là đứa con ngoài giá thú.
C. Xi-mông là đứa con nuôi của chị Blăng-sốt.
D. Xi-mông mồ côi bố.

6. Tại sao Xi-mông đau khổ muốn tự tử?
A. Bị các bạn chế giễu, trêu chọc là “không có bố”.
B. Bị các bạn xua đuổi, đánh đập hằng ngày.
C. Em cô đơn, đau khổ tuyệt vọng. 
D. Tất cả A, B, C.

7. Đoạn trích có 3 tình huống là những tình huống nào?
(1) Xi-mông sắp tự tử thì gặp chú Phi-líp.
(2) Chú Phi-líp đưa Xi-mông về nhà. Chú nhận làm bố Xi-mông trước mặt chị Blăng-sốt.
(3) Xi-mông tự hào tuyên bố với các bạn: “Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp”.
A. Sai.
B. Đúng.

8. Những chữ in đậm trong câu văn sau đã thể hiện đúng ngoại hình và nhân cách chị Blăng-sôt. Đó là loại từ nào?
“Một thiếu phụ xuất hiện, và bác công nhân bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ra ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà nơi chị đã bị một kẻ khác lừa dối”.
A. Danh từ.
B. Động từ.
C. Tính từ.
D. Trạng từ.

9. Những chữ in đậm trong đoạn văn sau có phải có tác dụng miêu tả tâm trạng người thiếu phụ khi đứng trước cảnh con khóc và một người đàn ông xa lạ hay không?
E dè, mũ cầm tay, bác ấp úng:
- Đây, thưa chị, tôi dắt về trả cho chị cháu bé bị lạc ở gần bờ sông. Nhưng Xi-mông nhảy lên ôm lấy cổ mẹ, lại oà khóc và bảo:
- Không, mẹ ơi, con đã muốn nhảy xuống sông cho chết đuối, vì chúng nó đánh con... đánh con... tại con không có bố.
Đôi má thiếu phụ đỏ bừng, và tê tái đến tận xương tuỷ, chị ôm hôn con hôn lấy hôn dể, trong khi nước mắt lã chã tuôn rơi. Người đàn ông xúc động vẫn đứng đó, không biết bỏ đi thế nào cho phải. Nhưng Xi-mông bỗng chạy đến bên bác và nói:
- Chú có muốn làm bố cháu không?
Im lặng như tờ. Chị Blăng-sốt hổ thẹn, lặng ngắtquằn quại, dựa vào tường, hai tay ôm ngực”.
A. Không đúng.
B. Đúng.

10. Những từ ngữ in đậm trong câu vãn sau là bộ phận gì trong câu?
“Ngày hôm sau, khi em bé đến trường, một tiếng cười ác ý đón em. Và lúc tan học, khi thằng kia lại muốn trêu chọc, Xi-mông quát vào mặt nó những lời này, như ném một hòn đá: “Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp”.
A. Trạng ngữ chỉ thời gian.
B. Khởi ngữ.
C. Thành phần biệt lập tình thái.
D. Thành phần biệt lập gọi - đáp. 

11. Ý kiến sau đày nói lên ý nghĩa của bài văn “Bố của Xi-mông”, đúng hay sai?
Bài “Bố của Xi-mông” chứa chan tình nhân đạo. Trang văn của Mô-pa-xăng như khẽ nhắc mồi chúng ta phải biết thông cảm với những nỗi đau của bạn bè, biết mở rộng cánh tay nhân ái, thương yêu đùm bọc che chở đồng loại.
A. Đúng.
B. Sai.

12. Câu này là loại càu gì?
Thôi nào - Bác nói - Đừng buồn nữa, cháu ơi, về nhà mẹ cháu với bác đi”.
A. Câu tường thuật.
B. Câu cảm thán.
C. Câu cầu khiến.
D. Câu nghi vấn.

13. Đây là kiểu câu gì?
Ánh mặt trời êm đềm sưởi ấm bãi cỏ. Nước lấp lánh như gương.
A. Câu trần thuật.
B. Câu cảm thán.
C. Câu cầu khiến.
D. Câu nghi vấn.

14. “Chú có muốn làm bố cháu không?” là kiểu câu gì?
A. Câu cầu khiến.
B. Câu nghi vấn.
C. Câu cảm thán.
D. Câu trần thuật.

15. Ví dụ sau là kiểu câu cầu khiến, đúng hay sai?
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh
(“Thư Trung thu”)
A. Đúng.
B. Không đúng.

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
D B A D B
6 7 8 9 10
D B C B A
11 12 13 14 15
A C A B A

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây