Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 32: Bắc sơn

Chủ nhật - 01/03/2020 11:03
Bài tập trắc nghiệm. Ngữ văn nâng cao 9, Bài 32: Bắc sơn. Có đáp án

1. Bắc Sơn thuộc vùng địa lí nào trên đất nước ta?
A. Thái Nguyên.
B. Lạng Sơn.
C. Cao Bằng.
D. Bắc Cạn.

2. Vở kịch “Bắc Sơn” lấy bối cảnh từ sự kiện lịch sử nào của Cách mạng Việt Nam?
A. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
B. Cuộc khởi nghĩa Nam Kì.
C. Cuộc khởi nghĩa Đô Lương.
D. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (1940 - 1941).

3. Nguyễn Huy Tưởng viết kịch “Bắc Sơn” vào lúc nào, và vở kịch được đưa lên sân khấu vào thời gian nào?
A. 1930- 1931.
B. Tháng 8-1945. 
C. Đầu năm 1946, trong không khí Cách mạng sôi sục của những năm đầu kháng chiến chống Pháp.
D. Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ.

4. Thơm và Ngọc trong kịch “Bắc Sơn” thuộc dân tộc nào?
A. Kinh.
B. Thái.
C. Nùng.
D. Tày.

5. Nêu các khái niệm lớp, hổi trong một vở kịch nói. Chỉ rõ các lớp, hồi trong vở kịch “Bắc Sơn” và đoạn trích.
A. Một vở kịch có một số hồi nhất định. Mỗi hồi diễn lại một biến cố hay sự kiện trong cốt truyện kịch. Mỗi hồi có một số lớp kịch.
B. Mỗi một lớp kịch có thể có từ một đến một số diễn viên thể hiện một nét kịch, một xung đột kịch, một biến cố kịch.
C. Vở kịch “Bắc Sơn” có 4 hồi đoạn trích trong sách giáo khoa là 3 lớp của Hồi IV thể 'hiện cuộc đấu tranh nội tâm của Thơm và hành động của cô cứu hai cán bộ; Ngọc chổng Thơm lộ mặt là tên tay sai của giặc!
D. Có và đúng như A, B, C.

6. Trong tình thế nguy kịch, hai cán bộ cách mạng đang bị bọn Pháp và lũ chó săn lùng sục, truy bắt, câu nói này của Thơm thể hiện tư tưởng, tình cảm gì?
Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuôi phải không? Làm thế nào bây giờ? Ngọc nó cũng vừa mới đi, chắc... Tôi không báo hai ông đâu. Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông đâu. Nhưng làm thế nào để hai ông đi được bây giờ?”.
A. Thơm vô cùng lo sợ và luống cuống.
B. Thơm tỏ rõ mình là một người dân tốt.
C. Thơm khẳng định một quyết tâm bảo vệ cán bộ cách mạng lúc nguy nan dù có bị chết.
D. Cả A, B, C.

7. Câu nói này của Thái thể hiện tư tưởng gì của người cán bộ Cách mạng?
Tôi biết cô Thơm. Anh đừng nghi dòng máu cụ Phương. Tôi tin như thế. Nghe giọng nói thì biết là thật hay không thật chứ”.
A. Thể hiện niềm tin vào tấm lòng tốt đẹp, lòng trung thành của con cháu các gia đình cách mạng, hoặc quần chúng trung kiên của cách mạng.
B. Thiếu cảnh giác.
C. Thái là một cán bộ cách mạng thiếu bản lĩnh chính trị.
D. Thái đã bị vợ chồng Ngọc, Thơm mua chuộc và đánh lừa.

8. Bán thân cho giặc, làm chó săn cho giặc, Ngọc chỉ mơ ước điều gì?
A. Lùng sục, bắt cho được cán bộ cách mạng là Thái và Cửu, mà hắn gọi là “hai cái thằng tướng cướp” để lĩnh thưởng vài ngàn đồng bạc.
B. Mua nhà, tậu thêm mấy mẫu ruộng. 
C. Chạy cái hàm cửu phẩm.
D. Làm thế nào khao được một chuyến.
E. Có tất cả A, B, C, D.

9. Xung đột kịch trong Hồi IV cũng như trong vở kịch “Bắc Sơn” là gì?
- Mâu thuẫn, xung đột giữa nhân dân ta với bọn giặc Pháp và bọn Việt gian bán nước.
- Giữa cách mạng và phản cách mạng.
- Giữa cán bộ cách mạng, quần chúng cách mạng với bọn tay sai của giặc Pháp.
A. Đúng.
B. Chưa đúng.

10. Hai câu này là câu đơn hay câu ghép?
“Thời buổi này mà nó dám trêu vào mình thì nó thật dại hơn con chó. Khoe tiền, rồi khóc vì tiền cho mà xem”.
A. Câu đơn.
B. Câu ghép.

11. Câu “Tính gì, tính tiền chứ còn tính gì?” là câu có chứa thành phần gì?
A. Thành phần phụ chú.
B. Thành phần cảm thán.
C. Thành phần gọi - đáp.
D. Thành phần tình thái.

12. Câu “Thôi, lão lí cứ đòi vay”, có phải là câu có thành phần cảm thán không?
A. Đúng.
B. Không đúng.

13. Hình ảnh “lòng son” trong đoạn thơ sau được sáng tạo bằng biện pháp nghệ thuật gì?
Mình về rửng núi nhớ ai,
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi có nhớ những nhà,
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”.
(“Việt Bắc” - Tố Hữu)
A. So sánh.
B. Ẩn dụ.
C. Nhân hoá.

14. Những tác phẩm sau đày sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận, đúng hay sai?
- Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
- Bàn về đọc sách.
- Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten.
A. Đúng.
B. Sai.

15. Hai câu thơ này trích trong văn bản văn thư nước ngoài nào?
“Sách cũ trăm lần xem chẳng chán, Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”.
A. Cố hương.
B. Mây và Sóng.
C. Bàn về đọc sách.
D. Những đứa trẻ (“Thời thơ ấu”).

16. Trong những tác giả được nhác đến sau đây, tác giá nào là người Việt Nam?
A. Ta-go
B. Lỗ Tấn 
C. Chu Quang Tiềm
D. Phạm Đình Hổ
E. Đi-phô
F. Mô-pa-xăng
G. Giắc Lân-đơn
H. Mác-xim Go-rơ-ki

17. Đoạn văn sau đây được viết bằng phương thức biểu đạt nào?
Mẹ tôi rất mừng rỡ, nhưng nét mặt vẫn ẩn một nỗi buồn thầm kín. Mẹ tôi bảo tôi ngồi xuống, nghỉ ngơi, uống trà, không đả động gì đến chuyện dọn nhà cả. Cháu Hoàng chưa gặp tôi bao giờ chỉ dám đứng đằng xa nhìn tôi chòng chọc.
(“Cố hương” - Lỗ Tấn)
A. Miêu tả.
B. Tự sự.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.

18. Đọc đoạn văn sau đây và cho biết tác giả đã thể hiện bằng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?
Quanh người tôi là một chiếc thắt lưng rộng bản bằng da dê phơi khô thắt lại bằng hai sợi dây cũng bằng da dê để thay cho khóa, hai bên có hai quai đeo, nhưng không đeo kiếm và dao găm mà lủng lẳng bên này một chiếc cưa nhỏ, bên kia một chiếc rìu con. Quàng qua vai tôi là một đai da khác hẹp bản hơn, hai đầu cũng buộc lại bằng dây như thế; và ở cuối đai, phía dưới cánh tay trái của tôi, đeo lủng lẳng hai cái túi, cả hai cũng đều làm bằng da dê, một túi đựng thuốc súng và túi kia đựng đạn ghém.
(“Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” - Đi-phô)
A. Nghị luận.
B. Miêu tả.
C. Tự sự.
D. Tự sự kết hợp miêu tả.

19. Phương thức biểu đạt chủ yếu của câu văn này là gì?
Một thiếu phụ xuất hiện, và bác công nhân bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ra ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà nơi chị đã bị một kẻ khác lừa dối.
(“Bố của Xi-mông”- Mô-pa-xăng)
A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Thuyết minh.

20. Những từ ngữ in nghiêng trong câu văn sau đây thuộc từ loại nào?
Nó thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên nét mặt. Hoặc cũng có lúc nó nằm ra xa hơn, về một bên hoặc đằng sau .anh, quan sát hình dáng của anh và từng cử động của thân thể anh.
(Con chó Bấc - Giắc Lân-đơn)
A. Danh từ
B. Tính từ.
C. Động từ
D. Phó từ. 

21. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong đoạn thơ sau?
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
(“Mây và Sóng” - Ta-go)
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Điệp ngữ
D. So sánh - Điệp ngữ

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
B D C D D
6 7 8 9 10
D A E A B
11 12 13 14 15
B A B A C
16 17 18 19 20
D B D A C
21  
D  

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây