Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, bài 34: Tổng kết văn học (tiếp theo)

Thứ ba - 03/03/2020 03:14
Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, bài 34: Tổng kết văn học (tiếp theo). Có đáp án
1. Văn học dân gian và văn học viết là hai bộ phận của văn học Việt Nam, đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.

2. Văn học viết bao gồm những thành phần sau, đúng hay sai?
- Vần học chữ Hán.
- Văn học chữ Nôm.
- Văn học chữ Quốc ngữ.
A. Sai.
B. Đúng.

3. Ba thời kì lớn sự phát triển của văn học viết là những thời kì sau, đúng hay sai?
- Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
- Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945.
- Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.
A. Đúng.
B. Chưa đúng.

4. Giá trị nổi bật của văn học Việt Nam là những giá trị sau, đúng hay sai?
- Tư tưởng yêu nước.
- Tinh thần nhân đạo.
- Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan.
A. Sai.
B. Đúng.

5. Cho biết hai bài lục bát sau, bài nào là ca dao?
A.  Dòng sông lặng ngắt như tờ,
Sao đưa thuyền chạy thuyền chờ trăng theo.
Bốn bề phong cảnh vắng teo,
Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan.
 Lòng riêng riêng những bàn hoàn,
Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng.
Thuyền về trời đã rạng đông,
Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi.

B. Lao xao gà gáy rạng ngày,
Vai vác cái cày, tay dắt con trâu.
Bước chân xuống cánh đồng sáu,
Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu ra cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng?

6. Đây là bốn tác phẩm của các tác giả văn thơ trung đại viết bằng chữ Hán thể hiện tư tưởng yêu nước của nhân dân ta, có đúng không?
- Nam quốc sơn hà                  (Lý Thường Kiệt).
- Hịch tướng sĩ                         (Trần Quốc Tuấn).
- Bình Ngô đại cáo                  (Nguyễn Trãi).
- Hoàng Lê nhất thống chí            (Ngô Gia văn phái).

A. Sai và thiếu.
B. Đúng và đủ.

7. Đây là ba tác phẩm truyện trung đại viết bằng chữ Hán mà em đà học. Đúng hay sai?
- Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng (“Nam Ông mộng lục” của Lê Trừng).
- Con hổ có nghĩa (“Lan trì kiến văn lục” của Vũ Trinh).
- Chuyện người con gái Nam Xương (“Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ).
A. Đúng.
B. Sai.

8. Kể tên một số nhà thơ lớn tiêu biểu của Văn học trung đại đã học, đã đọc.

I. Tất cả A, B, c, D, E, F, G, H

9. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” viết bằng thể thơ gì và của tác giả nào?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật của Bà Huyện Thanh Quan.
B. Thất ngôn tứ tuyệt của Hồ Xuân Hương.
C. Thơ lục bát của Nguyễn Du.
D. Thơ ngũ ngôn bát cú của Nguyễn Khuyến.

10. Bài thư thất ngôn bát cú Đường luật “Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ nào? Viết bằng chữ gì?
A. Hồ Xuân Hương, viết bằng chữ Nôm.
B. Nguyễn Bỉnh Khiêm, viết bằng chữ Hán.
C. Tú Xương, viết bằng chữ Nôm.
D. Nguyên Khuyến, viết bằng chữ Nôm.

11. Bác Hồ có một tập thơ chữ Hán. Hãy cho biết tên tập thơ ấy là gì?
A. Ngục trung nhật kí.
B. Cảnh rừng Việt Bắc.
C. Hang Pác Bó.
D. cảnh khuya.

12. Trong chương trình Ngữ văn 9 THCS, em có học bài thơ viết về mùa xuân. Đó là bài thơ nào? của tác giả nào?
A. “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
B. “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
C. “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm.
D. “Con cò” của Chế Lan Viên.

13. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của tác giả nào? Viết bằng thể thơ gì?
A. Chính Hữu, viết bằng thể thơ tự do.
B. Huy Cận, viết bằng thể thơ 7 chữ.
C. Bằng Việt, viết bằng thể thơ 8 chữ.
D. Phạm Tiến Duật, viết bằng thể thơ tự do.

14. Tác giả truyện “Bến quê” là nhà văn nào?
A. Kim Lân.
B. Nguyễn Thành Long.
C. Nguyễn Minh Châu.
D. Lê Minh Khuê.

15. Lê Minh Khuê là tác giả truyện ngắn nào?
A. Làng.
B. Lặng lẽ Sa Pa.
C. Những ngôi sao xa xôi.
D. Chiếc lược ngà. 

16. Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long gồm có những nhân vật nào?
A. Bác lái xe.
B. Ông họa sĩ già.
C. Cô kĩ sư trẻ.
D. Anh thanh niên.
E. Gồm tất cả A, B, C, D.

17. Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan được viết hằng thê thơ thất ngôn bát cú Đường luật; bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận được viết hằng thể thơ thất ngôn trường thiên, gồm 7 khổ thơ có 28 câu thơ.
- Ý kiến em thế nào?
A. Sai.
B. Đúng.

18. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong đoạn thơ sau đây để tạo nên giọng thơ bồi hồi tha thiết?
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẽ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
(“Bếp lửa” - Bằng Việt)
A. So sánh.
B. Ẩn dụ.
C. Điệp ngữ.
D. Nhân hóa.

19. Những câu thơ sau đày rút trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận được sáng tạo nên bằng biện pháp tu từ nào?
- Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
- Cá thu biển Đông như đoàn thoi.
- Biển cho ta cá như lòng mẹ.
A. Nhân hóa.
B. Hoán dụ.
C. Ẩn dụ.
D. So sánh.

20. Hình ảnh “mặt trời trong láng rất đỏ” và “cây tre trung hiếu” trong hai câu thơ sau đây được sáng tạo bằng biện pháp tu từ nào?
- Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
- Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(“Viếng lăng Bác” - Viễn Phương)
A. So sánh.
B. Ẩn dụ.
C. Nhân hóa.
D. Hoán dụ.

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
A B A B B
6 7 8 9 10
B A I A D
11 12 13 14 15
A B D C C
16 17 18 19 20
E B C D B

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây