Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Bài tập trắc nghiệm 07

Thứ năm - 05/09/2019 12:30
Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Bài tập trắc nghiệm 07
1. Đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích” thuộc phần nào của “Truyện Kiều”?
A. Gia biến và lưu lạc.
B. Đoàn tụ.
C. Gặp gỡ và đính ước.

2. Đoạn thơ thể hiện bút pháp nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Du ở phương diện nào?
A. Không gian nghệ thuật.
B. Thời gian nghệ thuật.
C. Tả cảnh ngụ tình.

3. Các câu đầu đoạn thơ có yếu tố miêu tả nào?
A. Không giạn nghệ thuật.                          B. Thời gian nghệ thuật.
C. Cảnh thiên nhiên trữ tình.                       D. Tâm trạng nhân vật trữ tình.
E. Có đủ các yếu tố miêu tả A, B, C, D

4. Qua những nỗi nhớ đó, ta cảm thấy Thuý Kiều là một con người thế nào?
A. Đa sầu đa cảm.
B. Một cô gái son sắt, thuỷ chung trong tình yêu.
C. Một đứa con giàu lòng hiếu thảo.
D. Cả B và C

5. Đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nói lên bao nỗi nhớ và buồn thương của Thuý Kiều. Đó là nỗi buồn thương và nhớ ai?
A. Nhớ tuổi thơ                                 B. Nhớ quê nhà
C. Nhớ hai em                                   D. Nhớ cha mẹ và nhớ Kim Trọng.

6. “Tấm son” trong hai câu thơ sau là hình ảnh được xày dựng bằng biện pháp tu từ nào?
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.”
A. Nhân hoá.        B. Tượng trưng.              C. Ẩn dụ.             D. Hoán dụ.

7. “Quạt nồng ấp lạnh”  trong hai câu thơ sau được gọi là gì?
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.”
A. Tục ngữ.                                                 B. Thi liệu, văn liệu cô.
C. Thuật ngữ.                                    D. Thành ngữ.

8. Đọc hai câu thơ sau cho biết “sán Lai”, “gốc tử” trong văn chương trung đại được gọi là gì?
A. Thành ngữ.
B. Thuật ngữ
C. Ẩn dụ
D. Điển tích

9. Các hình ảnh: “Thuyền, cánh buồm, hoa trôi, nội cỏ rầu rầu, chân mây mặt đất, gió cuốn, sóng kêu” ở cuối đoạn thơ được tạo nên bằng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Tượng trưng.    B. Nhân hoá.        C. Ẩn dụ.             D. Hoán dụ.

10. Điệp ngữ “Buồn trông” được lấy lại 4 lần trong đoạn thơ có tác dụng gì?
A. Làm nổi bật tâm trạng đau buồn, cô đơn, lo sợ... của Thuý Kiều khi đang bị Tú Bà giam lỏng tại lầu Ngưng Bích.
B. Tạo nên giọng thơ triền miên trầm buồn.
C. Cả A và B

11. Hai câu thơ “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh - Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” đã cực tả tâm trạng gì của Thuý Kiều?
A. Khắc khoải chờ mong.
B. Tuyệt vọng.
C. Sầu tủi, đau khổ.
D. Lo sợ, hãi hùng.

12. Đoạn thơ có một số từ láy và câu hỏi tu từ nào không? Các từ láy và câu hỏi tu từ góp phần đạc tả tâm trạng Thuý Kiều không?
A. Chỉ có từ láy.
B. Chỉ có câu hỏi tu từ.
C. Có-từ láy, có câu hỏi tu từ; các yếu tố nghệ thuật ấy đã góp phần đặc tả tâm trạng Thuý Kiều.

13. Muốn trau dồi vốn từ, mỗi chúng ta phải làm gì?
A. Phải hiểu nghĩa của từ.
B. Phải biết cách sử dụng từ đúng văn cảnh, ngữ cảnh (nói, viết cho đúng).
C. Phải học để làm giàu có vốn từ của mình. (Học trong cuộc sống, học trong sách, biết sử dụng Từ điển Tiếng Việt, Từ điển Hán - Việt...).
D. Tất cả A, B, C

14. Các từ sau đây gọi là từ gì?
Bát ngát, bẽ bàng, bơ vơ, thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm”
A. Tính từ.                                                  B. Động từ.
C. Danh từ.                                                 D. Từ láy.

15. Chữ “rày” trong câu thơ “Tin sương luống những rày trông mai chờ” có phải là phương ngữ Nghệ Tĩnh không?
A. Sai.                                                         B. Đúng.

16. Muốn trau dồi từ ngữ vốn từ, mỗi một học sinh phải làm thế nào?
A. Học thêm từ mới qua việc đọc sách báo.
B. Tra từ điển, hoặc hỏi thầy, hỏi bạn về nghĩa các từ mới.
C. Tập dùng từ, đặt câu cho đúng.
D. Gồm cả A, B và C.

17. Hai câu thơ sau có từ địa phương không?
Đèn tắt thì đã có trăng,
khổ em thì em chịu biết mần răng đặng chừ...
A. Có từ ngữ địa phương.                  B. Không có từ ngữ địa phương.

18. Hai nhóm từ sau đây đều có tiếng “thực”. Nhóm từ nào tiếng thực nghĩa là thật, là đúng ?
A. Lương thực, thực túc binh cường, có thực mới vực được đạo, dĩ thực vi thiên.
B. Thực tình, thực tâm, thực lòng, thực tài, thực lực, thực chất.

19. Từ nào có tiếng “chung” đã viết thành “trung” trong các từ sau?
A. Trung thành.                                 B. Trung hiếu.
C. Trung thuỷ.                                   D. Trung kiên.
E. Trung hậu.                                    F. Trung nghĩa.

20. Hai nhóm từ sau đây đều có tiếng “đồng”. Cách sắp xếp dưới đây đúng hay sai?
- “Đồng” có nghĩa là trẻ em: nhi đồng, tiểu đồng, mục đồng, lớp đồng ấu.
- “Đồng” có nghĩa là cùng nhau, như nhau, giống nhau: đồng lòng, đồng tâm, đồng bào, đồng chí, đồng cảm, đồng khởi, đồng nghĩa, đồng điệu, đồng hành...
A. Đúng                                                      B. Sai

ĐÁP ÁN
1.A 2.C 3.E 4.D 5.D
6.C 7.D 8.D 9.C 10.C
11.D 12.C 13.D 14.D 15.B
16.D 17.A 18.B 19.C 20.A

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây