Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Bài tập trắc nghiệm 09

Chủ nhật - 08/09/2019 12:33
Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Bài tập trắc nghiệm 09
1. Lục Vân Tiên đã từng gặp bao kẻ bạc ác tinh ma. Hãy cho biết kẻ nào đã hãm hại đẩy Lục Vân Tiên xuống sông trong đêm khuya?
A. Võ Công                                               
B. Bùi Kiệm

C. Trịnh Hâm                         
D. Thái Sư


2. Đoạn thơ sau đây vạch mặt Trịnh Hâm là một đứa như thế nào?
Đêm khuya lặng lẽ như tờ,
Nghinh ngang sao mọc, mịt mờ sương bay.
Trịnh Hâm khi ấy ra tay,
Vân Tiên bị gã xô ngay xuống vời.
Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời,
Cho người thức dậy lấy lời phui pha”.
A. Kẻ đạo đức giả.                           
B. Kẻ ném đá giấu tay.

C. Độc ác, xảo quyệt.                       
D. Kẻ bất lương, ranh ma.


3. Những ai đã cứu Lục Vân Tiên thoát chết, cứu Lục Vân Tiên trong cơn hoạn nạn?
A. Con Giao long.                                     
B. Ông chài (Ngư ông).

C. Vợ con ông chài.                         
D. Tất cả A, B, C.


4. Những từ ngữ nào nói lên sự vội vàng, hối hả và hết lòng cứu chữa của gia đình ông Ngư đôi với người bị nạn?
Vừa may trời đã sáng ngày,
Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ.
Hối con vầy lửa một giờ,
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày”.

A. “xem thấy vớt ngay lên bờ”.                            
B. Vớt ngay.

C. Hối (con vầy lửa).                                 
D. Hơ (bụng dạ, mặt mày).

E. Cả A, B, C, D.

5. Qua đó, ta thấy cách viết của Nguyễn Đình Chiểu như thế nào?
A. Quê mùa.                                               B. Giản dị.
C. Giản dị, mộc mạc, đậm đà.                              D. Tài hoa.

6. Những câu thơ sau đây thể hiện tấm lòng, phẩm chất gì của Ngư ông?
Ngư rằng: “Người ở cùng ta,
Hôm mai hẩm hút với già cho vui”.
Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn”.
A. Thương người.                                                
B. Coi trọng nhân nghĩa.

D. Chỉ A và B.                                           
C. Khách sáo.


7. Đoạn thơ sau làm nổi bật thêm vẻ đẹp gì về tâm hồn và cuộc sông của Ngư ông?
“Rày doi, mai vịnh vui vầy,
Ngày kia hứng gió, đêm này chơi trăng.
Một mình thong thả làm ăn,
Khỏe quơ chài kéo, mệt quăng câu dầm.
Nghêu ngao nay chích, mai đầm,
Một bầu trời đất vui thầm ai hay.
Kinh luân đã sẵn trong tay,
Thung dung dưới thế vui say trong trời.
Thuyền nan một chiếc ở đời,
Tắm mưa, chải gió trong vời Hàn Giang”.
A. Tâm hồn thanh cao, chan hoà với thiên nhiên.
B. Lao động chài lưới là niềm vui bình dị.
C. Một kẻ sĩ lánh đục, tìm trong, ung dung nhàn nhã.
D. Tất cả A, B, C.

8. Đoạn thơ “Lục Vân Tiên gặp nạn” hàm chứa những tư tưởng, tình cảm cao quý mà Nguyễn Đình Chiểu từng mơ ước giữa thời đen bạc, loạn lạc. Phải chăng đó là:
A. Ca ngợi lòng nhân ái “Thương người như thể thương thân”.
B. Ca ngợi những con người thanh cao, thoát vòng danh lợi, sống cuộc đời bình dị, chan hoà gắn bó với thiên nhiên.
C. Cả A và B đều đúng.

9. Các từ in đậm trong bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quan là từ gì?
Vàng toả non tây bóng ác tà,
Đầm đầm ngọn cỏ tuyết phun hoa.
Ngàn mai lác đác chim về tổ
Dặm liễu bâng khuâng khách nhớ nhà.
Còi mục thét trăng miền khoáng dã,
Chài ngư tung gió bãi bình sa.
Lòng quê một bước nhường ngao ngán.
Mấy kẻ tình chung có thấu là.
* Khoáng dã: cánh đồng rộng.
* Bình sa: cát phẳng
A. Từ ghép                    
B. Từ láy             
C. Từ Hán-Việt


10. Các từ in đậm trong đoạn thơ sau là loại từ láy tượng thanh hay từ láy tượng hình?
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. 
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe...
                                                      (“Thu ẩm” - Nguyễn Khuyến)
A. Từ láy tượng hình.                                
B. Từ láy tượng thanh.


11. Các cụm từ in đậm trong những câu sau có phải là thành ngữ không?
 
- Bây giờ kẻ ngược người xuôi,
Biết bao giờ lại nối lời nước non.
                              (“Truyện Kiều” - Nguyễn Du)
- Rồi đây kẻ Bắc người Nam
Cành hoa xin tặng để làm của tin.
                  (Nhị độ mai)
- Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non
(“Bánh trôi nước” - Hồ Xuân Hương)
- Cô kia nước lọ cơm niêu,
Chồng con chẳng có nằm liều nuôi thân.
                        (Ca dao)
- Chàng dù nghĩ đến tình xa,
Đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ.
Nói chi kết tóc xe tơ,
Đã buồn cả ruột, mà dơ cả đời.
                                                            (“Truyện Kiều” - Nguyễn Du)
A. Đúng                                  
B. Không đúng.


12. Trong bốn câu thơ, đoạn thơ sau, câu thơ nào, đoạn thơ nào không dùng từ Hán - Việt?
A.                                   Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.
                               (“Truyện Kiều” - Nguyễn Du)
B.                                        Trời còn để có hôm nay,
Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời.
Hoa tàn mà lại thêm tươi,
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa.
                                                       (“Truyện Kiều” - Nguyễn Du)
C.                                   Kinh luân đã sẵn trong tay,
Thung dung dưới thế vui say trong trời.
                                          (“Truyện Lục Vân Tiên” - Nguyễn Đình Chiểu)
D.                                   Ba quân đông mặt pháp trường,
Thanh thiên bạch nhật rõ ràng cho coi.
                             (“Truyện Kiều” - Nguyễn Du)

13. Các từ ngữ sau đây được gọi là loại từ ngữ gì?
- Lặng lẽ, nghinh ngang, mịt mờ, phôi pha, xót xa, ngẩn ngơ, trơ trơ, thong thả, nghêu ngao,. hung dung. 
A. Trạng từ.                                                        
B. Tính Từ

C. Động từ.                                                
D. Từ láy


14. Trong những từ sau đây:
ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn, lấp lánh.
- Các từ gạch chân có đúng là từ láy không?
- Các từ không gạch chân có đúng là từ ghép không?
A. Sai.                                                                 
B. Đúng.


15. Trong các từ láy sau đây:
trăng trắng, sạch sành sanh, đèm đẹp, sát sàn sạt, nho nhỏ, lành lanh, nhấp nhô, xôm xốp, tim tím, đo đỏ, đỏ đòng đọc
- Từ láy được gạch chân có đúng là từ láy có sự giảm nghĩa không?
- Từ láy không gạch chân có đúng là lừ láy có sự tảng nghĩa so với nghĩa gốc?
A. Đúng.                                                             
B. Sai.


16. Từ ngữ nào, nhóm từ nào là thành ngữ trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương?
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
A. Vừa trắng lại vừa tròn.
B. bảy nổi ba chìm,
C. rắn nát mặc dầu.
D. vẫn giữ tấm lòng son.

17. Một bạn chép bài ca dao đã bỏ quên mất một từ. Em hây chọn một trong bốn từ sau đây để điền vào đảm bảo vừa đúng vần, vừa đúng ý.
Sông sâu sào vắn khó dò,
Muốn qua thăm bạn sợ……. không đưa.
A. thuyền.                                        
B. đò.
C. ghe.
D. mảng.

18. Nên chọn từ nào để điền vào chỗ trống trong đoạn thơ dưới đây?
Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,
Xuân lan, thu cúc, mặn mà cả hai.
Người quốc sắc , kẻ……………
Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.
 
A. Kì tài
B. Tài hoa
C. nhân tài
D. thiên tài

19. Trong các tổ hợp từ dưới đây, tổ hợp từ nào là tục ngữ?
A. dãi nắng dầm mưa.   
B. cày sâu cuốc bẫm.
C. một nắng hai sương.
D. chân lấm tay bùn.
E. có khó mới có miếng ăn.
F. chân cứng đá mềm.

20. Hai câu thơ sau đây, Nguyễn Trãi có sử dụng từ trái nghĩa và cách nói tương phản không?
Chĩnh vàng chẳng tiếc, danh thì tiếc;
Bia đá hay mòn, nghĩa chẳng mòn.
                                                 (“Tự thán -17” - Quốc âm thi tập)
A. Có.
B. Không.

ĐÁP ÁN
1.C 2.C 3.D 4.A 5.C
6.D 7.D 8.C 9.B 10.A
11.A 12.B 13.D 14.B 15.A
16.B 17.B 18.D 19.E 20.A

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây