Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Bài trắc nghiệm 08

Thứ sáu - 06/09/2019 12:32
Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Bài trắc nghiệm 08
1. Thuý Kiều đã dựa vào uy thế của người nào để báo ân, báo oán?
A. Kim Trọng
B. Từ Hải
C. Quan Tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến.

2. Trong 15 năm trời lưu lạc, Thuý Kiều đã báo ân, báo oán vào lúc nào?
A. Sau khi vào lầu xanh lần thứ nhất.
B. Sau khi thoát khỏi lầu xanh lần thứ hai.
C. Khi Thúy Kiều lấy Từ Hải, trở thành một mệnh phụ phu nhân. 

3. Thuý Kiều đã báo ân 3 người, báo oán 8 người. Đoạn thơ 12 câu đầu trong đoạn trích kể chuyện gì?
A. Báo ân mụ quản gia.
B. Báo ân vãi Giác Duyên.
C. Báo ân Thúc Sinh.

4. Thuý Kiều đã báo oán 8 người, trong số đó có 7 tên bị gia hình chém đầu, 1 người được tha. Đoạn thơ 22 câu trong sách Ngữ Văn 9 kể chuyện gì?
A. Báo oán Tú Bà, Mã Giám Sinh.
B. Báo oán Bạc Bà, Bạc Hạnh.
C. Báo oán Hoạn Thư.
D. Báo oán Sở Khanh, Ưng, Khuyển.

5. Chữ “gươm” và chữ “mời” trong câu thơ “Cho gươm mời đến Thúc Lang” gợi lên không khí gì của pháp trường báo ân báo oán, và gợi lên thái độ, tình cảm gì của Thuý Kiều đòi với Thúc Sinh?
A. Không khí trang nghiêm của pháp trường.
B. Thái độ, tình cảm trân trọng của Kiều đối với cố nhân.
C. Cả A và B.

6. Tác giả đã tả nỗi sợ hãi của Thúc Sinh bằng biện pháp tu từ nào qua câu thơ “Mặt như châm đổ, mình dường dẽ run”?
A. Ẩn dụ.                                          B. Hoán dụ.
C. So sánh.                                        D. Nói quá.

7. Hai câu thơ sau đây đã thể hiện ngôn ngữ và tình cảm của Thuý Kiều như thế nào?
Nàng rằng:Nghĩa trọng nghìn non
Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?" ...
A. Ngôn ngữ trang trọng.
B. Ân tình, ân nghĩa sâu nặng với Thúc Sinh,
C. Nói mỉa.
D. Cả A và B.

8. Từ cách nói trang trọng bằng nhiều từ Hán - Việt, Thuý Kiều đã chuyển sang cách nói khác dùng nhiều ngôn ngữ dân gian khi nhắc đến “vợ chàng”. Em hãy cho biết nguồn gốc của những ngôn từ: “quỷ quái tinh ma”, “kẻ cắp bà già”, “kiến bò miệng chén” là ở đâu?
A. Thành ngữ.                              B. Tục ngữ.
C. Ca dao.                                    D. Tiếng nói thông tục của dân quê.

9. Thái độ của Thuý Kiều được thể hiện như thế nào qua đoạn thơ sau khi “thoắt trông” Hoạn Thư?
“Thoắt trông nàng đã chào thưa:
Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”.
A. Coi thường, khinh bỉ.
B. Nung nấu căm hờn.
C. “Mát mẻ” mà mỉa mai, đay nghiến.
D. Châm biếm, giễu cợt. 

10. Ý nào không phải là “điều kêu ca” của Hoạn Thư khi đứng giữa pháp trường?
A. Tôi là đàn bà nên ghen tuông, đó k thường tình.
B. Tôi là tiểu thư của họ Hoạn danh gia.
C. Tôi đã có chút ân tình với nàng.
D. Tôi vẫn kính yêu nàng.
E. Tôi không thể “chồng chung” với bất cứ người đàn bà nào.
F. Tôi đã trót gây nên tội lỗi.
G. Tôi trông mong nàng rộng lượng tha lỗi.

11. Qua “điều kêu ca” ấy, ta thấy Hoạn Thư là một con người như thế nào?
A. Sâu sắc, khôn ngoan.
B. Khéo gỡ tội.
C. Xảo quyệt.
D. Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời.

12. Vì sao Kiều lại tha tội cho Hoạn Thư?
A. Kiều tự cảm thấy mình cũng có lỗi (lấy Thúc Sinh).
B. Kiều cảm thông với cảnh ngộ Hoạn Thư.
C. Tuy bị hành hạ, bị đánh ghen nhưng sau đó, Hoạn Thư đã cho Kiều ra Quan Âm các “viết kinh”, và khi Kiều bỏ trốn cũng không truy bắt, “dứt tình chẳng theo”.
D. Kiều nhân hậu, vị tha, độ lượng.

13. Cảnh “Báo ân báo oán” được nói đến trong “Truyện Kiều” thể hiện ước mơ về công lí, về cách xử lí ân, oán ở đời, đúng hay không?
A. Không đúng.                                          B. Đúng.

14. “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu được viết bằng thứ chữ nào?
A. Chữ Quốc ngữ.                B. Chữ Hán.               C. Chữ Nôm

15. Mở đầu “Truyện Lục Vân Tiên” (từ câu 3 - 6), Nguyễn Đình Chiểu viết:
“Ai ôi lẳng lặng mà nghe,
Dữ răn việc trước, lành dè thân sau.
Trai thời trung hiểu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh là cáu trau mình.”
Em lựa chọn nhận định nào sau đây?
A. Nguyễn Đình Chiểu đề cao đạo đức phong kiến.
B. Nguyễn Đình Chiểu nêu lên luận đề tác phẩm.
C. Nguyễn Đình Chiểu nêu cao đạo lí làm người.

16. Đọc đoạn thơ sau đây, khẳng định ý kiến đánh giá của em về hành động đánh cướp của Lục Vân Tiên:
“ Vân Tiên tả dột hữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”. 
A. Lục Vân Tiên võ nghệ cao cường.
B. Lục Vân Tiên tài ba như Hồ tướng Triệu Tử Long xông xáo giữa vòng vây của hàng vạn quân Tào Tháo tại Đương Dang.
C. Lục Vân Tiên rất tài ba, dũng cảm.

17. Giải nghĩa hai từ : tiêu chí và tiêu chuẩn. Nêu ví dụ
- Tiêu chí, dấu hiệu đặc trưng - Giải thi học sinh giỏi toàn quận là tiêu chí để phân loại học sinh giỏi với học sinh xuất sắc.
 
- Tiêu chuẩn.
1. điều quy định làm căn cứ đánh giá.
2. mức quy định cung cấp.
- Hàng lụa tơ tằm Thái Tuấn là sản phẩm dệt đạt tiêu chuẩn quốc gia.
 

A. Đúng                                            B. Sai

18. Giải nghĩa hai từ: tay trắng và trắng tay. Nêu ví dụ.
- Tay trắng: tình trạng không có chút vốn liếng, của cải gì - Nhiều nông dân biết làm ăn giỏi, từ tay trắng mà trở thành triệu phú.
 
- Trắng tay: bị mất hết tất cả tiền bạc, của cải, hoàn toàn không còn gì. - Sau cơn bão, hoa màu trong vườn bị phá sạch, một trận ốm kéo dài 2 tháng 18 ngày, lão Hạc hầu như bị trắng tay.
 

A. Sai                                                B. Đúng

19. Giải nghĩa hai từ: kiểm điểm và kiểm kê. Nêu ví dụ.
- Kiểm điểm: xem xét đánh giá lại từng mặt hoặc từng việc để đưa ra một nhận định, một kết luận chung. - Thầy chủ nhiệm nhắc: em nào đi học muộn phải làm bản kiểm điểm có chữ kí của bố mẹ.
- Kiểm kê: kiểm đếm lại, xác định lại từng thứ, từng món (hàng hóa, tài sản, tư liệu, tài liệu,...) để xác định số lượng hiện có và tình trạng chất lượng của chúng - Sau 3 ngày kiểm kê, thư viện trường em đã mở cửa đón học sinh vào đọc báo và mượn sách.
 

A. Đúng                                                               B. Sai

20. Giải nghĩa hai từ: lược khảo và lược thuật. Nêu ví dụ.
- Lược khảo: nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính, không đi vào chi tiết. - Cuốn “Lược khảo về lịch sử Văn học Việt Nam” của Viện Văn học là một tài liệu rất quý.
 
- Lược thuật: trình bày tóm tắt. . - Nghe thầy giáo lược thuật diễn biến Hội khỏe Phù Đổng 2004 tại Huế, bạn nào cũng lấy làm thú vị.
 

A. Sai.                                                         B. Đúng.


ĐÁP ÁN
1.B 2.C 3.C 4.C 5.C
6.C 7.D 8.A 9.C 10.B
11.D 12.D 13.B 14.C 15.C
16.C 17.A 18.B 19.A 20.B
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây