Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Trau dồi vốn từ

Thứ năm - 05/09/2019 12:26
Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Trau dồi vốn từ
1. Ý nghĩa
- Mỗi người sinh ra, lớn lên, ai cũng muốn được ấm no hạnh phúc, được học hành, phát triển tài năng và cống hiến. Ai cũng muốn vươn lên làm chủ bản thân mình trong một xã hội văn minh tốt đẹp.
- Để hình thành một nhân cách văn hóa thì phải học tập và rèn luyện không ngừng. Phải biết sử dụng tinh thông tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ) và chí ít cũng biết một ngoại ngữ (đủ trình độ đọc, nói, dịch, viết). Chứ không phải biết dăm ba câu tiếng bồi!
- Muốn sử dụng tinh thông tiếng Việt, ngay từ thời thơ ấu, ta phải rèn tập các kĩ năng nói nghe, quan sát, diễn đạt, viết, tập so sánh và suy nghĩ. Nguồn có sâu thì sông suối mới nhiều nước. Vốn từ có giàu có thì “ăn mới nền đọi, nói mới nên lời”. Vốn từ mà nghèo nàn thì ăn nói sẽ ngắc ngứ, lúng ta lúng túng, như gà mắc tóc, như ngậm hột thị. Trong việc “học ăn, học nói, học gói, học mở” thì việc trau dồi vốn từ là quan trọng nhất, bởi lẽ “có bột mới gột nên hồ”.

2. Phương pháp trau dồi vốn từ
Có rất nhiều cách trau dồi vốn từ. Có người học và nhớ tục ngữ, ca dao, dân ca. Có người đọc làu làu “Truyện Kiều” và thuộc nhiều bài thơ hay. Có người chăm chỉ
đọc sách, tra cứu Từ điển và ghi chép. Biết lắng nghe, quan sát, tìm hiểu, “đi một ngày đàng học một sàng khôn”, v.v... Ở đây, chỉ nêu lên vài phương pháp cơ bản.

2.1- Hiểu nghĩa của từ và biết cách dùng từ
a. Hiểu nghĩa của từ là quan trọng lắm. Nếu không hiểu đúng nghĩa của từ thì sẽ hiểu không đúng, thâm chí hiểu sai lúc nghe người ta nói, không nắm đúng ý nghĩa nội dung của văn bản lúc ta đọc sách.
- Nhiều em không phân biệt được: vâng/ừ, biếu/cho, nói/thưa,... nên đã dùng không đúng chỗ, có lúc trở thành vô lễ!
- Có thầy giáo không hiểu chữ “hĩm” trong câu thơ của Tố Hữu: “Bố đi đâu, hĩm mẹ đâu nào ?” (“Mẹ Tơm”) nên đã đọc thành “him”. Tiếng Thanh Hóa gọi đứa con trai là thằng cò, gọi đứa con gái là con hĩm.
- Có nhà báo vì không hiểu chữ “vạn” nghĩa là làng chài, không hiểu được Đổ Sơn (Hải Phòng) trước đây gọi là “bát vạn Đồ Sơn”, 8 làng chài (Vạn Sơn, Vạn Bún, Vạn Ngang...) nên đã viết một cách ồn ào rằng: “tám vạn quả núi!”.
- Có vị quan chức nọ vì không phân biệt được hạ bộ/ bộ hạ lúc đăng đàn diễn thuyết mà trở thành lố bịch, thô lậu.
b. Muốn hiểu nghĩa của từ, ta phải học thầy, học bạn, học hỏi mọi người xung quanh mình. “Đi cho biết đó biết đây - Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn” (Ca dao). Đọc sách, đọc thơ văn cổ, ta phải đọc kĩ chú thích, ta còn phải biết tra Từ điển Tiếng Việt. Thói quen tốt đẹp ấy sẽ làm cho ta giàu có về vốn từ, khác nào con ong bay đến rừng hoa để hút mật và nhụy hoa.
c. Phải biết cách dùng từ, cách đặt câu, cách diễn đạt. Ta thường bắt gặp hàng ngày: người nói nhanh, kẻ nói chậm từ tốn. Có kẻ bốc đồng khoác lác. Có người ăn nói nhẹ nhàng, lịch sự, nói ít nghe nhiều, v.v... Những cuộc hội thoại ấy cho ta bao bài học quý báu về việc “học ăn, học nói...”.
Đọc thơ văn, qua những mẩu đối thoại của các nhân vật trong tác phẩm, nếu tinh ý sẽ học tập được nhiều cách diễn đạt, cách ăn nói, cách ứng xử.
Các em có hiểu câu tục ngữ này không?
Đi một buổi chợ, học một mớ khôn”. có nhớ câu ca dao này không?
nói lời thì được như lời,
Nói năm, năm chắc, nói mười, mười nên”.
và câu:
Người khôn nói ít làm nhiều,
Không như người dại lắm điều rởm tai”.
Các em đã đọc “Truyện Kiều” chưa ? Xin đọc chậm, đọc diễn cảm đoạn thơ, rồi tự suy ngẫm về cách ăn nói, giao tiếp của Kim Trọng và Thúy Kiều trong buổi đầu gặp gỡ.

2.2- Ghi chép
Tập ghi chép, có thói quen ghi chép là một phong cách văn hóa rất đẹp. Quá trình học tập rất dễ nhớ mà cũng rất dễ quên. Ghi chép một câu tục ngữ, một bài thơ, một đoạn văn, một câu danh ngôn,... Ngày nào cũng ghi chép đôi ba dòng, năm ba điều hay vào sổ tay, tích tiểu thành đại, kiến tha lâu cũng đầy tổ. Năm tháng trôi qua, cuốn sổ tay là tài sản tinh thần vô giá của thời thanh xuân, nhiều hăm hở và đầy ước vọng.

2.3- So sánh, đối chiếu, tập dùng từ đặt câu
a. Ví dụ so sánh đối chiếu
Cho các từ ngữ: phương tiện, cứu giúp, mục đích cuối cùng, viện trợ, yếu điểm, điểm yếu, điểm thiếu sót, khuyết điểm, đề bạt, đề cử, đề đạt, để xuất, láu lỉnh, láu táu, liến thoắng, hoảng hồn, hoảng loạn, hoảng hốt, hoảng sợ, tích thiểu thành đa, tích tiểu thành đa, tích tiểu thành đại. Hãy chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau:
- Đồng nghĩa với cứu cánh là: mục đích cuối cùng.
- Đồng nghĩa với nhược điểm là: điểm yếu.
- Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là: đề đạt.
- Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là: láu táu.
- Hoảng đến mức có những biểu hiện mất trí là: hoảng loạn.
- Đổng nghĩa với câu tục ngữ: “Kiến tha làu cũng đầy tổ” là: tích tiểu thành đại.
b. Ví dụ tập giải nghĩa dùng từ đặt câu:
Phân biệt nghĩa Đặt câu
- Nhuận bút, tiền trả cho tác giả (người viết có bài đăng báo hoặc có tác phẩm xuất bản). - Thầy giáo Văn đã tặng lớp 9B toàn bộ số tiền nhuận bút 200.000 đồng bài thơ đăng báo Tết để làm quỹ học tập.
 
- Thù lao:
+ đền công khó nhọc.
+ tiền công.
- Mặc dù tiền thù lao không được nhiều, nhưng sau một ngày tham gia lao động trồng cây, các bạn lớp 9A rất tự hào vì đã góp phần làm xanh, sạch, đẹp, quê hương.
 

2.4- Đặc biệt phải tìm hiểu nghĩa các từ địa phương, từ cổ, từ Hán - Việt, nhất là khi học thơ văn
Ví dụ
Lí kéo chài
Gió lên rồi, căng buồm cho sướng
Gác chèo lên, ta nướng khô khoai
Nhậu cho tiêu hết mấy chai,
Bỏ ghe nghiêng ngửa không ai chống chèo”.
                                                                                 (Dân ca Nam Bộ)

___________
* Khoai: cá khoai; khô khoai: cá khoai phơi khô, làm để nhắm rượu.
* Nhậu: tiếng miền Nam, nghĩa là uống (rượu).
* Ghe: thuyên gỗ có mui.
Ví dụ
Tìm nghĩa các từ in đậm sau đây:
a. - Ăn vóc, học hay.
- Sống về gạo, bạo về tiền. 
- Gió đông là chồng lúa chiêm,
Gió bấc là duyên lúa mùa.
b. Hãy đọc đoạn văn sau, tìm hiểu nghĩa những từ in đậm. Tìm xem chú thích trong sách Ngữ Văn 9, tập I:
... “Buổi ấy, bao nhiêu những loài trán cầm, dị thú, cổ mộc, quái thạch và chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng, phải một cơ binh mới khiêng nổi, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay. Trong phủ, tùy chỗ, điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”...
(Trích Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh)

c. Đọc đoạn thơ 3, 4 lần, rồi thay thế các từ in đậm mà em cho là đúng:
                                       .. “Tôi nhớ:
                                       Giường kê cánh cửa
                                       Bếp lửa khoai vùi
                                       Đồng chí nứ vui vui
                                       Đồng chí nứ dạy tui dăm tối chữ
                                       Đồng chí nhớ nữa,
                                       Kể chuyện Bình Trị Thiên
                                       Cho bầy tui nghe
                                       Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí 
                                       Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ
                                       Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri...”.
                                                                   (“Nhớ” - Hồng Nguyên)
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây