Ngữ văn nâng cao 9: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Thứ ba - 18/02/2020 11:39
Ngữ văn nâng cao 9: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Bình luận về một vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống
Luyện nói
Bình luận về một vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống
* Chuẩn bị nói:
Đề: Giữ gìn môi trường sống sạch đẹp.
* Các bước chuẩn bị:
- Lập dàn bài dại cương.
- Lập dàn bài chi tiết.
- Viết thành văn.
- Tập nói theo dàn bài chi tiết.
- Chuẩn bị về tư thế, giọng nói, cách nói trong 5 phút, trong 10 phút,...

Dàn ý chi tiết
1. Mở bài:
- Công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc khắp mọi miền đất nước ta.
- Nhiều vấn đề mới mẻ trong sản xuất, trong cuộc sống được đặt ra một cách cấp thiết, trong đó có vấn đề giữ gìn môi trường sống sạch đẹp.

2. Thân bài:
a. Môi trường sống bao gồm những gì?
- Môi trường sống bao gồm môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội.
- Bầu trời, khí quyển, núi rừng, khe suối, sông ngòi, ao hồ, biển cả, ruộng đồng... là môi trường sống tự nhiên.
- Thành thị, làng xóm, chợ búa, nhà máy, bệnh viện, cơ quan, trường học, sân bay, bến xe, bến cảng... là môi trường xã hội.

b. Thế nào là môi trường sạch đẹp ?
- Nguồn nước, không khí trong lành, không bị ô nhiễm.
- Những không gian như thành phố, xóm làng, trường học, bệnh viện, bến xe, bến cảng, chợ búa... phải sạch, không bụi bặm, không có mùi xú uế, không có cảnh các loại phế thải, rác rưởi vứt bừa bãi lung tung;
- Mọi cảnh vật đều ngăn nắp, gọn gàng, đâu đâu cũng mĩ quan, đẹp mắt, ưa nhìn, văn minh, khoa học.
- Không có cảnh lộn xộn, mất trật tự, ồn ào... nhất là trên đường giao thòng, nơi công cộng.

c. Thực trạng môi trường ở nước ta như thế nào?
- Môi trường sống ở nước ta đang bị xâm hại nặng nề: nạn phá rừng, đào vàng đã tàn phá rừng đầu nguồn, làm ô nhiễm khe suối, nguồn nước. Nhiều nhà máy chưa xử lí được nước thải công nghiệp. 
- Dân số các đô thị tăng nhanh, vấn đề nhà ở, giao thông đi lại, chợ búa... còn lộn xộn, chưa trật tự, văn minh.
- Bệnh viện đáng lí ra phải là nơi sạch đẹp nhất, nhưng nhiều bệnh viện bị quá tải, không khí còn “nặng mùi”.
- Những danh lam thắng cảnh, các bãi tắm như Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vũng Tàu,... còn chưa sạch đẹp, đó đây còn có cảnh mất mĩ quan.
- Ở đâu ta cũng thấy bao bì ni lông vứt bừa bãi! Thậm chí Hồ Gươm, Hồ Tây là hai cảnh đẹp của Thủ đô vẫn chưa sạch đẹp, mặt nước nổi váng, v.v...
- Nguyên nhân: một là, dân ta chưa có tác phong công nghiệp; hai là nhiều người kém ý thức về giữ gìn môi trường; ba là, kỉ cương, xử phạt chưa nghiêm. Tại sao vẫn có hiện tượng vứt đầu thuốc lá, vứt rác ra đường, thậm chí có kẻ còn dắt chó ra đường phóng uế mà không bị phạt ?

d. Biện pháp để giữ gìn môi trường sống.
- Nhà nước phải có luật bảo vệ môi trường.
- Mỗi địa phương, đơn vị cần có nội quy giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Trồng cây gây rừng.
- Tổ chức thường xuyên những ngày lao động thu dọn vệ sinh tập thể nơi công cộng.
- Giáo dục ý thức giữ gìn môi trường cho tất cả mọi người, mọi công dân.

3. Kết bài:
- Giữ gìn môi trường sống là trách nhiệm của toàn xã hội.
- Giữ gìn môi trường sạch đẹp là để bảo vệ cuộc sống, bảo vệ sức khỏe, góp phần làm cho quê hương, đất nước thêm đẹp, thêm văn minh.
- Mọi gia đình cố gắng thực hiện: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”.
- Học sinh và các thầy cò giáo phải giữ gìn ngòi trường mình đạt tiêu chuẩn: xanh, sạch, đẹp. Phải trồng thêm cây xanh, vườn hoa cho cảnh quan trường học thêm đẹp, trở thành một trung tâm văn hóa của địa phương mình.
Rút từ giáo án cô Lê Mỹ Uyên
Giáo viên THCS thị xã Sơn Tây.

Bài đọc tham khảo
1. Em hãy bình luận câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Tục ngữ là kho tàng vô giá về kinh nghiệm trong sản xuất, trong học tập và trong đấu tranh. Nó cho ta nhiều bài học hay, nhiều nhận xét sâu sắc trong ứng xử, giao tiếp. Trải qua bao đôi thay của thế sự, nhân tình, lớp bụi thời gian có thể phủ mờ lên nhiều thứ, nhiều điểm có thể bị lãng quên... nhưng kho tàng vô giá này vẫn có một sức sống lâu bền và luôn có ý nghĩa đối với nhân sinh, trong đó có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Trước hết, mực và đèn là hai vật, là hai hình ảnh tương phản nhau. Do đó tác dụng của chúng cũng trái ngược nhau: đen và sáng.
Màu đen của mực (mực tàu), nguồn ánh sáng của đèn là hai biểu tượng về cái xấu và cái tốt, về dở và hay, về cái lạc hậu, tiêu cực và cái tiến bộ, tích cực. “Gần” là ở
bên cạnh, đặt bên cạnh, sống gần gũi. Đối lập với gần là xa, là tách biệt, cách li. “Mực thì đen” nhưng có ở “gần” thì mới “đen”. “Đèn thì sáng” nhưng có đặt gần, ở gần thì mới sáng. Câu tục ngữ chỉ ra mối tương quan gần gũi với hai sự vật. Nhân dân ta mượn hai biểu tượng đối lập (mực, đèn) để nói lên tầm quan trọng to lớn của mối quan hệ xã hội, của môi trường tác động đến con người.

Tóm lại, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nêu lên một bài học, một kinh nghiệm về cách sống, thái độ sống, khuyên bảo chúng ta nên biết gần gũi người tốt, xa lánh kẻ xấu, đặc biệt là biết chọn bạn mà chơi.

2. Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chứa đựng một kinh nghiệm sống, một cách sống đúng đắn và hay. Con người ta sinh ra tính vốn thiện và lành, nhưng phải được dạy dỗ, giáo dục, học tập tốt mới trở thành người hữu ích. Nếu sống trong môi trường xấu thì dễ trở nên xấu như “Gần mực thì đen” vậy. Nếu sống trong một môi trường tốt, có quan hệ xã hội tốt, thì có thể trở thành người tốt, chẳng khác nào “gần đèn thì sáng”. Sự lây nhiễm cái xấu xa, đen tối rất đáng sợ, như khi sống “gần mực”. Điều tốt đẹp, trong sáng, cái hay, cái tốt của người, của đời sẽ toả sáng tâm hồn ta, cảm hoá lòng ta nếu ta ở “gần đèn”.

Mối quan hệ xã hội, môi trường sống..., đã tác động vào tâm hồn để làm thay đổi tâm tính nhân cách con người. Do vậy, muốn trở thành người tốt, người hữu ích, ta phải tránh xa kẻ xấu xa đen tối, phải biết gần gũi những người hiền hậu, chất phác tài giỏi để học tập cách sống, cách làm ăn tốt. Đó là bài học quý báu hàm chứa trong câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Đáng ngại biết bao khi ta phải sống gần những kẻ bất lương, trộm cắp rượu chè, cờ bạc? Hạnh phúc biết bao khi chúng ta được ở gần, có mối quan hệ thân thiện với những người bạn tốt, láng giềng tốt. Ta sẽ học được bao điều hay lẽ phải ở đời. Phương ngôn có câu: “Bạn tốt quý hơn vùng” là thế! Truyện cổ học tinh hoa nhắc lại chuyện bà mẹ Mạnh Tử dời nhà nhiều lần; lần sau cùng bà chuyển đến ở gần trường học, bà mới yên lâm là con mình có môi trường sống tốt. Có bà mẹ vĩ đại như thế mới có người con trở thành vĩ nhân là Mạnh Tử ở đời.

3. Trong dân gian có nhiều câu tục ngữ nói về mối quan hệ xã hội. Mỗi câu là một khía cạnh sâu sắc nói lên cách sống và mối quan hệ ở đời:
- Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài,
- Ở gần nhà giàu mỏi răng ăn cốm,
Sống gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn.
Ở dữ, giữ mình.
Thói thường gần mực thì đen,
Anh em bạn hữu phải nên chọn người.

Tuy vậy, cũng cần phải quan niệm câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” một cách toàn diện hơn, đầy đủ hơn. Sự tác động của con người đối với hoàn cảnh, với quan hệ xã hội cũng rất lớn. Người giàu bản lĩnh, tài năng lại có thể góp phần cải tạo hoàn cảnh, làm thay đổi mối quan hệ xã hội. Họ lấy tài năng, đạo đức, tình thương của mình mà cảm hoá đồng loại, giáo dục kẻ bất lương. Câu ca dao nói về phẩm chất của loài hoa sen “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” càng làm cho ta cảm nhận thêm sự thật ấy. Còn việc “Gần đèn thì sáng” là chân lí hiển nhiên rồi.

Nhưng nếu ai đó thiếu chí tiến thủ, không có ý thức vươn lên, không khiêm tốn, không siêng năng học tập... thì dù có “gần đèn” song cũng khó mà “sáng” lên được, khó mà giỏi giang được bằng chúng bạn. Môi trường sống, quan hệ gia đình - nhà trường - xã hội là rất quan trọng. Bởi vậy, mỗi người phải luồn luôn có ý thức tốt trong học tập ở nhà, ở trường và trong xã hội, tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên, tiến bộ không ngừng.

Tuổi trẻ cần có bạn bè. Hãy chọn bạn tốt mà chơi. Không đua đòi kẻ xấu. Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” giúp la định hướng lộ trình đi tới tương lai tốt đẹp.
Hãy bình luận câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”

Lao động, tình thương, lẽ phái là vẻ đẹp tính cách của con người Việt Nam. Đặc biệt, tình thương là biểu hiện cao quý của đạo lí dân tộc. Kho tàng văn học dân gian có nhiều câu ca dao, tục ngữ rất hay nói về tình thương trong đó có câu được cha ông thường nhắc nhở con cháu:
“Lá lành đùm lá rách”
Chúng ta cần tìm hiểu câu tục ngữ trẽn thế nào cho đúng?

1. Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, rút ra ý nghĩa:
a. “Lá lành, lá rách” là hai trạng thái sông tương phản của cỏ cây trong thiên nhiên. “Đùm” nghĩa là đùm bọc, bao bọc, che chơ, báo vệ. “Lá lành đùm lá rách”-. Lá lành” đùm bọc, bao bọc, che chở, bảo vệ cho “lá rách” để cùng tồn tại trong một cơ thể sống của cây cỏ trước nắng gió, thời gian. “Lá rách” có được “lá lành” đùm bọc, chở che thì đất trời mới có màu xanh, mới có sự sinh sôi nảy nở của thực vật. Hình ảnh bình dị, dân dã mà xúc động lòng người khi mang ý nghĩa: sự đùm bọc của những người bình dân.

b. Nhân dân ta dã mượn cây cỏ làm ẩn dụ nói lên mối quan hệ giữa con người với con người. “Lá lành” - biểu tượng nói về những người có cuộc đời ấm no, hạnh phúc, vui tươi, khoẻ mạnh. “Lá rách”- biểu tượng chỉ những người bất hạnh, đói rét, ốm đau, hoạn nạn... Lấy biểu tượng “Lá lành đùm lá rách”, nhân dân ta nhằm nhắc nhở mọi người phải biết thương yêu, đùm bọc đồng loại, biết tương thân tương ái, giúp dỡ lẫn nhau, vượt qua hoạn nạn khó khăn, cùng nhau xây dựng cuộc sống chung ấm no, hạnh phúc lâu dài.

Có thể nói, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” nêu lên bài học đạo lí về tình thương rất sâu sắc nhằm giáo dục mọi người.

2. Bình:
Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” là hoàn toàn đúng.
Nó biểu dương mối quan hệ lốt đẹp, gắn bó trong nhân dân ta từ bao đời nay. Cùng sinh sống trong một vùng quê, một đường phố, học chung một mái trường, với lình làng nghĩa xóm, lúc tắt lửa tối đèn cần phải có nhau, ngọt bùi đắng cay cùng chia sẻ. Vì giàu tình người và nghĩa đồng bào nên mọi người đều biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, biết sống đẹp “Lá lành đùm lá rách”.

Cuộc sống đầy rẫy khó khăn, bất chắc. Khi gặp thiên tai, địch họa, lúc tai nạn bất kì hay bị tật nguyền bẩm sinh... mọi người biết sống dựa vào nhau trên tình thương yêu. Nhờ thế mà cuộc sống đẹp đẽ hơn, đầy màu sắc ý vị hơn. Nào ai sống biệt lập, sống cô đơn, ích kỉ mà dược hạnh phúc thật sự bao giờ ?

Tình người đùm bọc, che chở, thương yêu nhau... sẽ cho ta thêm sức mạnh, sống nhân đạo hơn, xã hội ngày một văn minh, tốt đẹp hơn. Mọi người trong cộng đồng phải biết tương thân tương ái để mưu cầu hạnh phúc và làm sáng đẹp đạo lí của dân tộc “Thương người như thể thương thân”.

Bài học mà câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách” nêu lên luôn luôn mới mẻ. Nó nhắc ta biết hướng thiện và làm việc thiện.

3. Luận:
Tình nhân ái là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được hun đúc qua hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Tình thương là thước đo phẩm chất, nhân cách của mỗi thành viên trong gia đình, ngoài xã hội.

Tình thương phải được thể hiện được bằng việc làm cụ thể: săn sóc người già yếu, bệnh tật, an ủi người đau thương, giúp đỡ trẻ mồ côi, người tàn tật, chi viện cho đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh. Một miếng khi đói bằng một gói khi no; Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ; Chị ngã em nâng... Lá lành đùm lá rách là như vây. “Gia huấn ca” tương truyền là của Nguyễn Trãi(?) có những vần thơ đầy tình người:
Tiếng rằng ngày đói, tháng đông,
Thương người bớt miệng, bớt lòng mà cho.
Miếng khi đói, gói khi no,
Của tuy tơ tóc, nghĩa so nghìn trùng”...

Mấy chục năm chiến tranh, bão lụt cơ hàn triền miên... thế mà nhân dân ta vẫn vượt qua để đi tới. Phong trào giúp đỡ miền Trung bị bão lụt, quỹ giúp đỡ học sinh nghèo, trẻ mồ côi, phong trào xoá đói giảm nghèo... do Mặt trân Tổ quốc Việt Nam phát động đã được đông đảo nhân dân ta hưởng ứng. Một ngày tiền công, một quyển vở, một chiếc áo... gửi tặng nói lên tấm lòng thơm thảo nghĩa tình, làm cho tình yêu thương đoàn kết dân tộc thêm keo sơn, gắn bó.
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã viết:
Đứa ăn mày cũng trời sinh,
Bệnh còn cứu đặng, thuốc dành cho không”.

Tình thương người được nhân lên dưới ánh sáng cách mạng:
Thương nhau chia củ sắn lùi,
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”.

Đó không chỉ là câu thơ đẹp mà còn là tấm lòng đẹp, tình nhân ái, nghĩa đồng bào, đồng chí, là biểu hiện sâu sắc nhất đạo lí “ Lá lành đùm lá rách”.

Tóm lại, câu tục ngữ đã nêu lên một triết lí sống đẹp: người với người là bạn, nên ai cũng phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Con người chỉ đẹp khi sống giàu tình thương. Xã hội không chỉ đẹp vì sự giàu sang vật chất mà còn vì văn minh, nhân ái.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta phấn đấu vì một mục tiêu cao cả: dân giàu nước mạnh. Đến với một ngày mai tốt đẹp ấy, mọi người Việt Nam càng phải yêu thương, giúp đỡ nhau hơn. Đời đã đẹp và tình người càng thêm đẹp. 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây