Ngữ văn nâng cao 9: Ôn tập về truyện Văn học Việt Nam hiện đại

Thứ sáu - 28/02/2020 10:56
Ngữ văn nâng cao 9: Ôn tập về truyện Văn học Việt Nam hiện đại
 
Tên truyện tác giả Xuất xứ, chủ đề Cốt truyện
- “Làng” của Kim Lân (1920 - 2007) - Tình yêu làng, yêu quê hương đất nước và nhiệt tình tham gia kháng chiến chống Pháp của người nông dân Việt Nam.
- Kim Lân viết truyện Làng vào những năm đầu kháng chiến, in trên tạp chí Văn nghệ năm 1948, tại Việt Bắc.
- Ông Hai rất tự hào về làng Dầu của mình.
- Ông đi tản cư rồi nhớ làng da diết.
- Ông đau khổ khi được tin cả cái làng Dầu Việt gian theo Tây.
- Ông hả hê sung sướng khi cái tin dữ ấy được cải chính.
“Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành
Long (1925- 1991)
- Viết năm 1970 thời chống Mĩ, in trong tập truyện “Giữa trong xanh” năm 1972.
- Truyện ca ngợi những con  người biết sống đẹp: nhân hậu, khiêm tốn, lịch thiệp và sống có mục đích cao cả
- Cuộc gặp gỡ và trao đổi giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn Lào Cai cao 2.600m. Anh thanh niên kể cho bác họa sĩ già về công việc của mình giữa non xanh, kể về những con người rất đẹp khác.
 
Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng(1932) - Viết vào tháng 9.1966 tại chiến trường Nam Bộ thời đánh Mĩ.
- Truyện thể hiện tình cha con sâu nặng, tình bạn chiến đấu và truyền thống cách mạng trong các thế hệ; đồng thời nói lên bi kịch thời chiến tranh
Truyện kể về ông Sáu, một cán bộ “nằm vùng” tại miền Đông thương nhớ bé Thu - đứa con gái yêu thương; đã dùng ngà voi làm thành chiếc lược ngà, trước khi bị tử thương, đã nhờ bạn chiến đấu trao lại chiếc lược ngà cho con. Cô Thu giao liên dũng cảm đã nhận được chiếc ngà ấy.
Mùa cá bột” của Đỗ Chu (Chu Bá Bình, sinh 1944) - Viết vào năm 1963, in trong tập truyện “Phù sa”, tác phẩm đầu tay của Đỗ Chu.
- Truyện nói về cảnh sắc và những con người hăng hái, giàu tình nghĩa trong sản xuất và chiến đấu nơi làng quê
- Kể về chuyên đi đón cá bột, vớt bột giữa cơn mưa của cụ Tử Giấc, vợ chồng Khang, Tiềm. Họ nhớ tới liệt sĩ Đá đã hi sinh thời kháng chiến chống Pháp, họ nói về chuyện di dời mộ anh Đá về làng mình cho “có anh có em”.
Bến quê” của Nguyễn Minh Châu (1930- 1989) - Nguyễn Minh Châu viết truyện “Bến quê” in trong tập truyện cùng tên, năm 1985.
- Tác giả gửi gắm bao suy ngẫm cảm động về con người và cuộc đời, thức tỉnh lương tri đồng loại, không nên dửng dưng mà biết quý mến, trân trọng những vẻ đẹp và giá trị thần thuộc bình dị của cuộc sống, của gia đình và quê hương
- Nhĩ là một cán bộ, một người có công danh từng đi đến nhiều nước xa lạ, đang bị ốm liệt giường, sắp qua đời. Anh được vợ con chăm sóc. Anh nằm và say sưa ngắm bông hoa bằng lăng, ngắm nhìn bến đò... Nhĩ nghĩ về Liên, người vợ hiền chịu thương chịu khó, nghĩ về thằng Tuấn, đứa con của anh. Nhĩ sai con đi sang bên kia sông. Mấy đứa trẻ con giúp Nhĩ chuyển dịch và bê chồng gối đặt sau lưng. Ong giáo Khuyến đi qua vào thăm Nhĩ khi Nhĩ mặt mũi đỏ rụng một cách khác thường, cả 10 ngón tay run lẩy bẩy...
Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê (1949) - Truyện thể hiện và ca ngợi tâm hồn trong sáng, nhiều mơ mộng, dũng cảm và lạc quan yêu đời trong chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong trên con đường chiến  lược Trường Sơn thời đánh Mĩ. - Lê Minh Khuê viết truyện “Những ngôi sao xa xôi” vào năm 1971 thời chống Mĩ - Lê Minh Khuê viết truyện “Những ngôi sao xa xôi” vào năm 1971 thời chống Mĩ
- Chuyện kể về cuộc sống chiến đấu của Phương Định, Nho và Thao trong tổ trinh sát mặt đường. Suốt đêm ngày họ đếm và phá bom nổ chậm, họ chạy trên cao điểm giữa ban ngày. Họ hát trong tiếng bom nổ, lúc không có mây bay Mĩ lao tới... Họ băng bó vết thương và săn sóc Nho khi Nho bị thương. Họ đón mưa đá, họ nhớ quê, nhớ nhà...

 


 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây