Ngữ văn nâng cao 9: Tổng kết về ngữ pháp

Thứ năm - 27/02/2020 12:24
Phần từ loại cần tổng kết: Danh từ, Cụm danh từ, Động từ, Cụm động từ, Tính từCụm tính từ

Trong phần tổng kết ngữ pháp, theo ý chúng tôi là tránh sự phức tạp hóa, rắc rối hóa những kiến thức về từ loại, về câu. Điều quan trọng nhất là các em nắm được định nghĩa, nêu ví dụ để minh họa, nhận diện được từ loại, kiểu câu trong văn bản và biết vận dụng lúc nói, lúc viết cho đúng, cho hay. Lên các lớp trên, ta sẽ học tiếp.

A- Phần từ loại cần tổng kết:
1. Danh từ:
- Danh từ là từ chỉ người, vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm.
- Danh từ thường làm chủ ngữ. Nếu làm vị ngữ thì phải có từ là đứng trước.
Ví dụ: thầy giáo, học sinh, ngôi sao, gió, con chim... là danh từ. Thầy giáo giảng bài -> Thầy giáo: chủ ngữ. Em là đội viên -> đội viên là danh từ + là đứng trước làm vị ngữ.

2. Cụm danh từ:
- Cụm danh từ là một tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
- Lúc nói và viết, ta sử dụng nhiều cụm danh từ:

Ví dụ:
+ Họa mi
-> Những con chim họa mi hót rất hay.
+ Mặt trời.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.
(Nguyễn Khoa Điềm)

3. Động từ:
Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của người, vật, sự vật. Động từ thường làm vị ngữ.

Ví dụ:
- Bác nông dân trồng cây.
- Sóng lúa vàng nhấp nhô.
- Những ngôi sao nhấp nháy trên bầu trời thu.

4. Cụm động từ:
- Cụm động từ là tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
- Lúc nói và viết phải biết sử dụng cụm động từ thì mới làm cho ý tưởng sâu sắc, lời văn giàu sắc thái.

Ví dụ:
- Quân ta tấn công. Giặc thất bại.
-> Quân ta ào ào tấn công như vũ bão. Quân giặc thất bại thảm hại. 

5. Tính từ:
Tính từ là những từ chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật, hành động, trạng tháị.
Tính từ có thể làm chủ ngữ và vị ngữ trong câu (nên nhớ khả năng làm vị ngữ của tính từ rất hạn chế so với động từ).

Ví dụ: đẹp, tốt, dài, ngắn, thơm tho, hiền lành, trong trẻo, nhanh, thông minh... là tính từ
- Lá cờ đỏ chói tung bay phất phới.
- Ông ngoại, bà ngoại em rất hiền lành.
- Thông minh là phẩm chất của trí tuệ.

6. Cum tính từ:
Tính từ có thể kết hợp với các từ rất, lắm, vô cùng, quá, đã, sẽ, đang, cũng, vẫn... để tạo thành cụm tính từ.

Ví dụ:
- tươi tốt, xinh đẹp, màu mỡ, quanh co,...
-> rất tươi tốt -> xinh đẹp lắm, -> màu mỡ vô cùng, -> quanh co quá,...
“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”...
(“Nói với con” - Y Phương)
-> đẹp +nhất đẹp nhất: cụm tính từ.

B- Lập bảng hệ thống hóa:
Hãy lập bảng hệ thống hóa cho các từ loại sau: số từ, đại từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, quan hệ từ, trợ từ, tình thái từ, thán từ.
Tên gọi Định nghĩa – khái niệm Ví dụ
Số từ Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. - năm, sáu, thứ năm, thứ sáu...
Lượng từ Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. - các, những, mọi, mồi,...
 
Đại từ Đại từ là những từ dùng để chỉ vào người hoặc sự vật, nhằm xác định vị trí của người hoặc sự vật ấy trong không gian, thời gian. - ai, tớ, nó, hắn, bao nhiều, gì, mấy, sao,...
 
Phó từ Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. - đang học bài.
- rất tốt.

 
Chỉ từ Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian. - này, nọ, kia, ấy...
->sông này, núi nọ, ngày kia, hôm ấy,...
Quan hệ từ Quan hệ từ là từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,... giữa các bộ phân của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn - và, với, của, như, bằng...
 
Trợ từ Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. này -> này chị...
ừ nhỉ -> vui nhỉ

 
Thán từ Thán từ là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người nói hoặc dùng để gọi đáp. - ôi, than ôi, trời ơi...
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Thế Lữ)
Tình thái từ Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói - chăng, nào, nhé...
-> ăn chàng...
-> đi nào...
-> thôi nhé

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây