Ngữ văn nâng cao 9: Từ ngữ địa phương, Sắc thái miêu tả và biểu cảm

Thứ tư - 26/02/2020 11:55
Ngữ văn nâng cao 9: Từ ngữ địa phương, Sắc thái miêu tả và biểu cảm
1. Tại sao có lúc phải dùng từ địa phương ?
Khi nói và khi viết, người ta thường dùng tiếng Việt phổ thông (chuẩn ngữ). Càng đi vào miền Trung và miền Nam, trong giao tiếp, người ta dùng nhiều tiếng địa phương.
“Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi, truyện của Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Sơn Nam, Nguyễn Thi... sử dụng thật hay thật đậm đà tiếng địa phương. Nhiều trang văn, tiếng địa phương đã làm nổi bật sắc thái miêu tả và biểu cảm, đem đến cho người đọc nhiều thú vị.

Trong ca dao, trong thơ, những tiếng địa phương như những cái chốt lưu giữ vần thơ, câu thơ trong tâm hồn người đọc.

Xin trích dẫn một vài ý kiến nhà văn nói về ngôn ngữ, về tiếng địa phương. Nhà văn Nguyễn Văn Bồng tâm sự:

“Nay nước nhà đã hoàn toàn giải phóng, thống nhất từ Bắc đến Nam, thủ đô cả nước là Hà Nội nghìn năm văn vật. Ngôn ngữ ở thủ đô có phải là tiêu chuẩn của ngôn ngữ văn học cả nước không? Dẫu thừa nhận vậy rồi, người viết chúng tôi lắm lúc cũng rất đắn đo. Vì chữ không chỉ có nghĩa, mà trong văn học chữ còn gợi hình ảnh, xúc cảm, tạo không khí, gây nhạc điệu...

Chúng tôi biết đối với độc giả miền Bắc, viết con heo, cái ghe là không “thanh”, nhưng có những trang viết về miền Nam mà thay vào bằng con lợn, cái thuyền thì nó sẽ phá tan hết không khí, cảm xúc cần tạo ra. Và tất nhiên là không thể viết thuyền bầu được rồi !”.

                                                           (Bên lề những trang sách)

Nhà văn Tô Hoài có nói:
“Thể loại kí ảnh hưởng đến cả sự lựa chọn ngôn ngữ của nhà văn. Vì sao dùng từ “sửa soạn” mà không dùng từ “chuẩn bị”, hay dùng từ “bằng lòng” mà không dùng từ “đồng ý”. Miêu tả lá cờ màu đỏ treo ở sán đình, anh không được dùng từ “cờ đỏ” mà phải dùng từ “cờ điều”. Vốn ngôn ngữ của nhà văn quan trọng lắm và phải được sử dụng linh hoạt nhất.

Một tác phẩm chân thật về nội dung và được viết bằng một thứ ngôn ngữ sáng tạo, chuẩn mực, giàu tính văn hóa. Tôi luôn ý thức rằng nhà văn phải là người có ý thức trong việc dùng chữ, phải học tập trau dồi và sáng tạo không ngừng vốn ngôn ngữ của mình”.
                                                 (Hồi kí không đơn giản là sự hồi tưởng)

2. Lập bảng so sánh từ ngữ địa phương với từ ngữ toàn dân:
Từ ngữ
địa phương
Từ ngữ
 toàn dân
Từ ngữ
địa phương
Từ ngữ
toàn dân
vết thẹo vết thẹo con trùn con giun
Ba, má Cha(bố),mẹ chó phèn chó vàng
tía Cha (bố) Con cần đước Loài rùa sông rất to
nói trổng Nói trống không Nếp than Nếp cẩm
Vào Trái khóm, trái thơm Quả dứa
kêu Gọi ghe lườn Thuyền độc mộc
lui cui Lúi húi Lu mái Chum vại
dáo dác Hỗn loạn, sợ hãi, hốt hoảng ống đốt ống điếu
chi Cây vá Cây mai (xúc đất)
Trống hổng trống hảng Trống trơn, trống rỗng Dân hạ bạc Dân chài lưới trên sông
con khái Hổ, cọp Áo thun lá Áo may-ô

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây