Phân tích hình tượng các nhân vật trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và qua đó hãy nêu suy nghĩ về nhan đề truyện

Chủ nhật - 07/03/2021 11:15
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đã ca ngợi và khẳng định những con người hi sinh quên mình vì đất nước, nhân dân, lặng lẽ lao động, cống hiến cho Tố quốc, cho cuộc đời. Câu chuyện khiến người đọc, nhất là những độc giả trẻ tuổi phải thực sự suy nghĩ về cuộc sống, về lí tưởng, về những gì mình đã và sẽ làm cho đất nước, cho xã hội.
Phân tích hình tượng các nhân vật trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và qua đó hãy nêu suy nghĩ về nhan đề truyện

I. Dàn ý
1. Mở bài

– Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi công tác lên Lào Cai của tác giả trong mùa hè năm 1970.

– Truyện viết về một miền đất lặng lẽ, chỉ có cỏ gai và sương mù. Nhưng qua việc tìm hiểu về cuộc sổng, công việc của những người dân lao động ở nơi đây, ta có thể thấy Sa Pa không hề lặng lẽ. Nhan đề của tác phẩm gợi ra nhiều suy nghĩ thú vị.

2. Thân bài:

a. Phân tích hình tượng các nhân vật
*. Hình tượng anh thanh niên
+ Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện, một chàng trai 26 tuổi sống trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật li địa cầu.
+ Chàng trai sống có lí tưởng, có quan niệm sống đúng đắn, đáng trọng, nguyện cống hiển tuổi trẻ, hoài bão cho công cuộc xây dựng đất nước.
+ Chàng trai nghiêm túc trong công việc, say mê nghề nghiệp, một mình trên đỉnh núi cao lạnh giã nhưng vẫn luôn tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong công việc.
+ Anh còn là người cởi mờ, có tâm hồn nhạy cảm, luôn biết quan tâm, chăm lo cho người khác…
+ Anh thanh niên cũng như bao người lao động khác (ông kĩ sư lai giống cây su hào, đồng chí nghiên cứu khoa học làm bản đồ sét..) trên mảnh đất Sa Pa, họ đang ngày đêm miệt mài lao động cống hiến cho đất nước một cách âm thầm, lặng lẽ. Chính những công việc âm thầm lặng lẽ của họ làm cho Sa Pa lặng lẽ mà không hề lặng lẽ.
* Ông Họa sĩ
+ Tác giả không dùng cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất nhưng hầu như đã nhập cái nhìn và suy nghĩ của mình vào nhân vật ông họa sĩ để quan sát và miêu tả nhân vật chính của truyện – anh thanh niên.
– Ổng họa sĩ vô cùng xúc động và bối rối ngay từ phút đầu tiên gặp anh thanh niên. Ông muốn ghi lại hình ảnh của anh bằng những nét bút kí họa (“Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh đã suy nghĩ..)

+ Những xúc cảm, suy tư của ông họa sĩ về người thanh niên và công việc của anh càng giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn về đẹp của hình tượng và chiều sâu tư tưởng tác phẩm.
* Cô kĩ sư
+  Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên và những câu chuyện của anh đã khiến cô vô cùng bàng hoàng. Cô đã hiểu thêm vẻ cuộc sống dũng cảm của anh thanh niên, về thế giới của những con người  như anh và quan trọng hơn nữa là cô đã hiểu, đã tin hơn vào con đường mà mình đã chọn.
+ Cô thấy dấy lên trong lòng tình cảm biết ơn anh thanh niên.
+ Đó là sự bừng dậy của tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống và tâm hồn của người khác.
– Những nhân vật khác: Những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp (thông qua lời anh thanh niên) nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm.
+ Ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa hàng ngày ngồi trong vườn quan sát chăm chú cách lấy mật của ong, tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm ra tốt hơn.
+ Anh cán bộ nghiên cứu đã mười một năm ròng túc trực chờ sét để lập bản đồ sét tìm tài nguyên cho đất nước.
– Họ chính là những người lao động miệt mài, lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người

b. Ý nghĩa nhan đề của truyện
Nhan đề Lặng lẽ Sa Pa là một nhan đề đậm chất trữ tình. Nhan đề trước hết gợi lên vẻ đẹp của một miền đất với phong cách thiên nhiên đầy thơ mộng, là nơi lí tưởng để nghỉ ngơi, thư thái.
– Nhan đề còn gợi lên vẻ đẹp của một cuộc sống bình dị với hình ảnh những con người sống và làm việc trong cái lặng lẽ, lạnh lẽo của Sa Pa mà không hề cô độc.
– Nhan đề góp phần bộc lộ tư tưởng chủ đề của truyện: Sa Pa lặng lẽ mà không hề lặng lẽ. Trong cái lặng im của Sa Pa luôn có những con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước.

3. Kết bài:

– Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đã ca ngợi và khẳng định những con người hi sinh quên mình vì đất nước, nhân dân, lặng lẽ lao động, cống hiến cho Tố quốc, cho cuộc đời.
– Câu chuyện khiến người đọc, nhất là những độc giả trẻ tuổi phải thực sự suy nghĩ về cuộc sống, về lí tưởng, về những gì mình đã và sẽ làm cho đất nước, cho xã hội.

Bài làm văn: Đang cập nhật ...

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây