Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 18: Bàn về đọc sách

Thứ hai - 17/02/2020 11:28
Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 18: Bàn về đọc sách. Có đáp án
1. Tác giả bài “Bàn về đọc sách” là người nước nào và có địa vị gì trong xã hội Trung Quốc?
A. Lỗ Tấn, người Trung Quốc, văn hào. 
B. Chu Quang Tiềm, người Trung Quốc, chính khách.
c. Chu Quang Tiềm, học giả Trung Quốc.
D. Chu Quang Tiềm, nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc trong thế kỉ XX.

2. Bài “Bàn về đọc sách”  thuộc phương thức biếu đạt nào?
A. Biểu cảm.
B. Nghị luận.
C. Tự sự.
D. Miêu tả.

3. Bài “Bàn về đọc sách” có mấy luận điểm chính?
A. Sự cần thiết của việc đọc sách;
B. Cái khó của việc đọc sách;
C. Phương pháp đọc sách;
D. Gồm A, B, C.

4. Luận điểm 1 của bài “Bàn về đọc sách” nằm ở câu nào trong đoạn đầu?
A. Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.
B. Nếu chúng ta mong tiến lên từ ván hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát.
C. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu.
D. Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.

5. Câu “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn” là câu đơn hay câu ghép?
A. Câu đơn.
B. Câu ghép.
C. Câu ghép có 2 vế.

6. Trong câu ghép đó, từ “nhưng” là loại từ gì?
A. Tính từ.
B. Động từ.
C. Trạng từ.
D. Quan hệ từ (dùng để nối 2 vế của câu ghép).
7. Sách tích luỹ càng nhiều thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ, có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn. Chu Quang Tiềm đã nêu lên mấy cái hại?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Nhiều

8. Những cái khó nào mà Chu Quang Tiềm nói đến trong việc đọc sách?
A. Sách nhiều khiến người đọc không chuyên sâu.
B. Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng.
C. Không có cái khó nào trong việc đọc sách.
D. Gồm A và B.

9. Đoạn văn dưới đây được trình bày dưới hình thức nghị luận nào?
Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ (1). Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thực sự có giá trị (2). Nếu đọc được 10 quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần (3). “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán - Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho
Mỗi người đọc sách” (4).
A. Diễn dịch,
B. Quy nạp.
C. Song hành.
D. Móc xích.

10. Đoạn văn bốn câu trên đây, câu nào là câu chủ đề?
A. Câu 1.
B. Câu 2.
C. Câu 3.
D. Câu 4.

11. Đọc đoạn vân sau đây và cho biết cách nghị luận của tác giả
Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa dối người, dối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém”.
A. Giải thích.
B. Biện luận so sánh.
C. Bình luận.
D. Biện luận so sánh kết hợp với bình luận.

12. Trong câu văn này, Chu Quang Tiềm chia sách đọc làm mấy loại?
Sách dọc nên chia làm mấy loại, một loại là sách đọc để có kiến thức phổ thông mà mọi công dán thế giới hiện nay đều phải biết, một loại là sách dọc để trau
dồi học vấn chuyên môn”.
A. Một loại.
C. Ba loại.
B. Hai loại.
D. Nhiều loại.

13. Theo ý em, trong hai loại sách: sách phổ thông và sách chuyên môn thì loại sách nào là quan trọng?
A. Sách phổ thông.
B. Sách chuyên môn.
C. Cả 2 loại (A và B).

14. Em hãy cho biết, sách giáo khoa là loại sách nào?
A. Sách đọc để có kiến thức phổ thông.
B. Sách đọc để trau dồi học vấn chuyên môn.

15. Tại sao đọc ít cũng không phải là xâu hổ?
A. Vì chọn được sách thật sự có giá trị.
B. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tư do đến mức làm thay đổi khí chất. 
C. Đọc ít, nhưng đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, thấm vào xương tuỷ, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn.
D. Đọc ít nhưng biết đọc là tự học, học để hành, biết đem kiến thức sách vở ứng dụng vào cuộc sống.
E. Tất cả A, B, C, D.

16. Chu Quang Tiềm đã nêu lên những lợi ích to lớn nào mà nhờ việc đọc sách chúng ta mới có thể được hưởng thụ?
A. Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ.
B. Đọc sách là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích luỹ mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi.
C. Đọc sách là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được.
D. Gồm cả A, B và C.

17. Tác giả đã dùng so sánh nào để châm biếm những người đọc nhiều mà không nghĩ sâu?
A. Như ăn sống nuốt tươi.
B. Như cưỡi ngựa qua chợ.
c. Như kẻ trọc phú khoe của.
D. Gồm cả B và C.

18. Lời răn được Chu Quang Tiềm nhắc lại cho mỗi người đọc sách có phải là hai câu thơ sau đây không?
Sách cũ trăm lần xem chẳng chán,
Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình haỵ”.
A. Sai.
B. Đúng.

19. Đoạn văn ba câu sau đây, câu nào là câu chủ đề?
Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác (J). Ví như chính trị học phải liên quan đến lịch sử, kinh tế, pháp luật, triết học, tám lí học, cho đến ngoại giao, quán sự,... (2). Nếu một người đối với các học vấn liên quan này mà không biết đến, chỉ có học một mình chính trị học thôi, thì càng tiến lên càng gặp khó khăn, giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp không tìm ra lối thoát (3).
A. Câu l.
B. Câu 2.
C. Câu 3.

20. Trong các càu danh ngôn sau đây, câu nào không nói về việc đọc sách?
A. Sách là người bạn tốt nhất của tuổi già, đồng thời là người chỉ dẫn tốt nhất của tuổi trẻ.
                                                                   S.Smiles
B. Đọc sách không nhiều thì gan dạ không vững, mà can đảm không lớn; ý nghĩa sâu sắc không tinh thì tâm địa không tế nhị.
                                                                    Sách Nhị Vị
C. Việc đọc sách đã thức tỉnh trong tôi ước vọng cháy bỏng là được đặt một viên đá nhỏ bé của tôi” vào tòa nhà hùng vĩ của khoa học.
                                                                         S.Darvvin
D. Đọc sách làm cho con người đầy đủ, luận đàm làm cho con người sẵn sàng, và viết lách tạo nên con người đúng đắn.
                                                                              Bacon
E. Cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có ý chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ.
Hồ Chí Minh

ĐÁP ÁN BÀI SỐ 18
1 2 3 4 5
D B D A C
6 7 8 9 10
D B D A A
11 12 13 14 15
D B C A E
16 17 18 19 20
D D B A E
​​​

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây