Bài học hay

https://baihochay.com


Giải bài tập nâng cao ngữ văn 6, Bài tập mở rộng, nâng cao

Hướng dẫn giải ngữ văn 6, Phần tập làm văn, Chương I. Văn tự sự, III. Một số bài tập - Bài tập mở rộng, nâng cao

Bài 1 : Hãy đặt tên (kèm theo biệt hiệu) và nêu đặc điểm ngoại hình của các kiổu nhân vật sau:
a) Một cậu học sinh cá biệt
b) Một cô bé tinh nghịch, nhí nhảnh
c) Một em bé lang thang cơ nhỡ
d) Một cụ già khó tính.

Bài 2 : Trong truyn thuyết Sự tích Hồ Gươm có đoạn kể :
"Hi ấy ở Thanh Hoá có một người làm ngh đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận th lưới ở một bến vắng như thường l. Khi kéo lưới lên, thấy nằng nặng, Lê Thận chắc mẩm được mè cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, chàng chỉ thấy có một thanh sắt. Chàng vứt luôn thanh sắt xuống nước, rồi lại th lưới ở một ch khác.

Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay, Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm lạ, Thận đưa thanh sắt lại cạnh mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên:
- Ha ha ! Một lưỡi gươm !"

Đoạn truyn này kể lại một sự việc : Lê Thận bắt được lưỡi gươm thần trong một lần đi đánh cá. Sự việc ấy được kể rất hấp dẫn nhờ ngh thuật sắp xếp tình tiết truyện và cách dùng từ ngữ như thế nào ?
Hãy vận dụng ngh thuật kể ấy để viết đoạn văn tự sự có nội dung kể sự việc : một cậu học sinh kiên trì giải bài toán khó để tìm ra đáp số.

Bài 3 : Cho nhan đề truyện : "Một bài học nhớ dời".
a) Hãy hình dung ra hai cốt truyện khác nhau. Nôu rõ ở mỗi cốt truyện có những sự việc và những nhân vật nào ?
b) Viết phần Mở bài cho một trong hai cốt truyện trôn theo các cách sau :
- Mở bài bằng tà cảnh.
- Mở bài bằng một số câu nêu ý nghĩ của nhân vật về sự việc đã xảy ra.
- Mở bài bằng một tiếng kêu của nhân vật.
- M bài bằng một đoạn đối thoại.

Bài 4 : Hãy dùng lời văn tự sự để viết các đoạn văn giới thiệu từng nhân vật sau (tự đặt tên cho nhân vật):
a) Một bác thương binh vui tính
b) Một cô giáo tr tn tụy với học sinh
c) Một cậu học sinh thông minh, nhanh nhẹn, thích vui đùa
d) Một ông già phúc hậu, yêu trẻ, thích chăm cây cảnh
e)  Một cầu thủ bóng đá thiếu niên đầy tài năng.

Bài 5 : Hãy dùng lời văn tự sự để viết các đoạn văn kể từng sự việc sau :
a) Một em bé hờn di vì một lí do nào đó
b) Một học sinh dũng cảm tự nhn li của mình trước cô giáo và trước cả lớp
c) Một cậu bé quyết định thả con chim dang nuôi về với bầu trời tự do
d) Hai anh em nhường nhau một bắp ngô luộc (hoặc một cái bánh mì)
e) Cách giải quyết thông minh của một bạn học sinh nữ khi nhìn thấy cnh ẩu đ trước cổng trường.

Bài 6 : Hãy viết các đoạn văn tự sự triển khai các câu chủ đề sau :
a) Buổi chiều hôm ấy, tôi cùng lũ tr trong xóm rủ nhau ra để chơi trò đánh trn già.
a) Tôi có một người bạn thân học cùng lớp.
b) Lan là một cô bé nhanh nhẹn, hoạt bát.
c) Đúng chiều thứ by, c gia đình tôi ra ga đón bố.
d) Lúc nào bà ngoại cũng chiu chuộng và châm chút tôi hết mực.

Bài 7 : Xác định nội dung chính và câu chủ đề của các đoạn văn sau :
a) "Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ gi, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt ch. Hai vợ chng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đu vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết gic, cứu nước" (truyn thuyết Thánh Gióng).
a) "Dùng cây bút thần, Mã Lương vẽ cho tất cả người nghèo trong làng. Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn. Nhà nào không có thùng múc nước, em vẽ cho thùng" (truyn cổ tích Cây bút thần).

Bài 8: Hãy chuyển đoạn văn tự sự dùng ngôi kể thứ nhất sau đây thành đoạn văn tự sự dùng ngôi kể thứ ba sao cho hợp lí và nêu rõ việc thay đổi ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn ?
"Anh Xiến Tóc vnh hai cái sừng dài như hai chiếc lưng cong cong có khấc từng dốt, chõ xuống mắng tôi:
- Dế Mèn nghếch ngác kia ! Mày to đầu thế mà mày nỡ đánh thằng bé bằng ngn ấy à ? Không được quen thói bắt nạt.
Tôi ngoảnh nhìn lên : Anh Xiên Tóc lực lưỡng và uy nghi bọc mình trong bộ giáp đồng hun rất cứng, bộ hung tợn dữ dội lắm. Nhưng tôi cóc sợ. Coi bộ chng làm gì nổi tôi tốt ! Bởi tôi biết anh ta cũng hãi lũ trẻ, ch đứng trên cây không dám xuống" (Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài).

Bài 9: Hãy chuyn đoạn văn tự sự dùng ngôi k thứ ba sang đoạn văn tự sự dùng ngôi k thứ nhất sao cho hợp lí và nêu rõ việc thay đổi ngôi kể ấy đem lại điu gì khác cho đoạn văn :
"Quân của Triệu Đà kéo vào chiếm đóng Loa Thành ; còn Trọng Thuỷ một mình một ngựa theo dấu lông ngỗng đi tìm M Châu. Đến gần bờ biển, thấy xác vợ nm trên đám cỏ, tuy chết mà nhan sắc không mờ phai, Trọng Thuỷ khóc oà lên, thu nhặt thi hài đem v chôn trong Loa Thành rồi đâm đầu xuống giếng trong thành mà chết" (Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy).

Bài 10: Hãy sắp xếp lại trật tự những lời văn tự sự sau sao cho hợp lí:
a) Tên tướng giặc vô cùng hoảng sợ, giả làm người dân thường, phải cắt râu, thay áo để lẩn trốn.
b) Nhưng tôi uống vào tới đâu thấy mát rượi tới đó, nước ngọt lắm, chỉ hơi có chút vị bùn và phảng phất mùi cỏ.
c) Người đi săn lôi cái súng kíp trên gác bếp xuống, xem lại cái kíp, cái mỏ vịt. cũng như mọi lần.
d) Con gà trống phóng tầm mt nhìn quanh, nhảy tót lên cây rơm thật cao, ra chừng muốn mọi người chú ý để rồi sẽ gáy một hồi thật to, thật dài.

Bài 11 : Cho đoạn văn tự sự sau :
"Năm ấy, đến lượt Lí Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh chốt thay. Chiu hôm đó, chờ Thạch Sanh kiếm củi về, Lí Thông dọn một mâm rượu thịt ô hề mời ăn, ri bo:

- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì d cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.

Thạch Sanh thật thà nhn lời đi ngay.
Nửa đêm, Thạch Sanh đang lim dim mắt thì chn tinh sau miếu hiện ra, nhe nanh, giơ vuốt dinh vổ lấy chàng. Thạch Sanh với lấy búa đánh lại. Chằn tinh hoá phép, thoắt biến thoắt hiôn. Thạch Sanh khổng nao núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật. Chỉ một lúc, lưỡi búa của chàng đã xả xác nó làm hai. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ, nó chết để lại bên mình bộ cung tên bng vàng. Thạch Sanh chặt đầu quái vật và nhạt bộ cung tên xách v. Mẹ con Lí Thông đang ngủ, bỗng nghe tiếng gõ cửa. Ngỡ là hn oan của Thạch Sanh hiện về, mẹ con hấn hoảng sợ, van lạy rối rít. Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho nghe chuyện giết chằn tinh, chúng mới hoàn hn. Nhưng Lí Thông bng nảy ra kế khác. Hắn nói:

- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng, em hãy trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh nhà lo liệu.

Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng vội vã từ giã mẹ con Lí Thông, trở v túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân. Còn Lí Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh đô nộp cho nhà vua. Hắn được vua khen, phong cho làm Quận công" (truyện cổ tích Thạch Sanh).
Hãy lần lượt thay lời Thạch Sanh và Lí Thông để viết đoạn văn trên thành hai đoạn văn tự sự khác có cùng nội dung.

Bài 12 : Cho đ văn "Kể một kỉ niêm sâu sắc v tình cảm của ông (hoặc bà) dành cho mình".
Hãy chọn ngôi kể và thứ tự kể cho câu chuyện. Lí giải vì sao lại chọn ngôi kể và thứ tự kể ấy.

Bài 13: Cho doạn văn tự sự sau đây :
"Một Cóc khác bước ra, cất lên một giọng rất văn vẻ (Cóc vẫn nổi tiếng thầy đồ. thầy đồ Cóc trong tranh Tết):
- Hà cớ mà nhị vị tráng sĩ du nhàn qua bản thôn ?
Rõ chán, nói chữ mà chưa chắc đã biết nghĩa, tôi bấm bụng nhịn cười thầy đ Cóc. Rồi tôi cũng dùng cái khoa giao thiệp hoa mĩ khôi hài đó đđáp đùa lại:
- Thưa tiên sinh, chúng tôi đi du lịch.
- Kèng kẹc ! Du lịch ! Kèng kẹc ! Du lịch ! Vậy bi phu xin hỏi nhị vị tráng sĩ, nhị vị xưa rầy là tay dọc ngang nào biết trên đầu có ai, thế thì chắc nhị vị phải nghe tiếng từ lâu rng bỉ phu mặc dầu thanh bạch ở hang dưới đất nhưng bỉ phu là cậu thng Trời đấy ! Nhị vị đã qua chơi nhiều nơi trên hoàn cầu, nhị vị có gặp thng cháu" trời đánh thánh vật" nhà tôi đâu không ?
Trũi mỉm cười, dùng càng khẽ hích tôi một cái. Tôi nháy, ý bảo phải nghiêm một chút, gặp đứa dở hơi thì mình cũng cứ liệu lời cho qua chuyện mới được. Tôi bèn lấy điệu vuốt cái râu tưng tượng, làm ra v đứng đắn, trả lời rng :
- Thưa tiên sinh, chúng tối có gặp ông Trời.
- Kèng kẹc ! Rất tiếc ! Kèng kẹc ! Rất tiếc không được tương kiến trước. Thế thì nếu như từ nay v sau nhị vị tráng sĩ còn gặp nó thì hỏi nó cho bì phu rằng : Vì lẽ gì mà lâu nay bản thôn không có mưa ? Cái thằng "trời đánh thánh vật" cháu tôi mải tổ tôm xóc đĩa ở đâu mà không biết suốt đêm cậu Cóc nó phải nghiến kèng kẹc đến nỗi đâu đâu cũng nghe như trống đăng văn đấy chăng, đến nỗi cu nó đã nghiến mòn hết cả răng ri đấy chăng ?..." (DếMèn phiêu lưu kí - Tô Hoài).

a) Hãy nhn xét cách dùng từ ngữ trong lời hội thoại của hai nhân vật Dế Mèn và thầy đồ Cóc.
b) Thay thế các từ ngữ Hán Việt bằng các từ thun Việt để viết lại đoạn văn trên.
c) So sánh hai đoạn văn và lí giải tại sao nhà văn Tô Hoài lại chọn cách viết đ cho nhân vật dùng nhiều từ Hán Việt trong lời hội thoại.

Bài 14 : Cho đoạn văn tự sự sau :
"Chiều chiều, tôi thường cùng ông ra vườn bắt sâu và tưới nước cho cây. Trong tất cả các cây trổng của khu vườn này, hình như ông thích nhất cây mai tứ quý. Ông hay dừng lại, chăm chút cho nó thật lâu. Có hổm, ông còn thì thầm trò chuyện với nó nữa. Thấy lạ, tôi hỏi thì ông trả lời rằng đây là cầy mai mà một người đổng dội cũ của ông dã đem từ miền Nam ra tặng. Nhìn mắt ông hơi chớp chớp, giọng lạc hẳn đi, tôi có vè thắc mắc. Mãi ông mới nói thêm rằng người đồng dội của ông giờ đã mất vì vết thương cũ tái phát. Tôi hiểu và thương ông tôi nhiều hơn. Từ đó, tôi càng chăm tưới nước và bắt sâu cho cây mai".

Trong đoạn văn trên có dùng câu hội thoại gián tiếp. Hãy chuyển thành đoạn văn tự sự có câu hội thoại trực tiếp.

Bài 15 : Có một cậu bé tính tình luộm thuộm, lười biếng. Một buổi sáng cậu ta ngủ dậy muộn, cuống cuồng đi tìm các đổ dùng vật dụng của mình dể chuẩn bị trang phục đến trường. Quần dài thì nhét nơi này, áo thì vứt nơi kia, dép lại mi chiếc mỗi góc. Tìm mãi mới thấy. Thế là cậu bé đến trường chậm giờ.

Từ cốt truyện trên đây, hãy dùng biện pháp nhân hoá, biến các đ dùng của cậu bé thành nhân vật biết nói, biết tỏ thái độviết thành một mẩu truyện ngn có câu hội thoại trực tiếp.
Bài 16 : Hãy viết một đoạn văn tự sự ghi lại cuộc đối thoại lí thú giữa quyển sách giáo khoa mới còn thơm mùi mực với một quyển sách giáo khoa cũ đã bị nhàu nát, đầy những vết mực và hình vẽ.

Bài 17: Viết một đoạn hội thoại ghi lại cuộc trò chuyện giữa hai bạn học sinh v đề tài bo vệ môi trường (bảo vệ cây xanh, không được vứt rác bừạ bãi). Ngoài các dấu câu thông thường trong đoạn phải dùng các kiểu dấu câu : dấu chấm hỏi, dấu chấm lửng, dấu chấm than.

Bài 18 : Có một bạn học sinh lớp 6 viết đoạn văn tự sự kể lại lí do mình đi học chậm như sau:
"Sáng nay, như mọi ngày, mình đã đi học từ rất sớm. Đường tới trường thật khó đi. Sau một trận mưa, nó trơn như đổ mỡ. Chiếc xe đạp của mình nhiu lúc cứ lạng cả bánh, suýt ngã. Có quãng, mình phải xuống dắt xe. Đang hối hả đạp thật nhanh vì sợ muộn giờ học, bỗng nhiên mình nghe "uỵch" sau lưng. Một chị học sinh bị ngã. Chiếc xe đạp lăn knh ra, áo quần dính đầy bùn dất. Một lúc sau, không thấy chị đứng dậy đi tiếp, mặt mũi lại nhăn nhó, mình vội vã quay lại. Thì ra chị ấy bị ngã trẹo chân, đầu gối bị đập, máu ra nhiều quá. Mình vi vàng dìu chị ấy đến trạm xá. Khi chị được các cô y tá rửa vết thương xong, mình nhìn đông hồ thì phát hiện ra đã quá giờ vào học. Thế là ba chân bốn cẳng mình ù chạy đến lớp ngay".
a) Hãy phát hin li trong đoạn văn trên.
b) Chữa các li sai ấy và viết lại đoạn văn.

Bài 19 : Có một bạn học sinh không biết cách viết câu hội thoại trực tiếp nên đã tạo ra một đoạn văn tự sự như sau :
"Sáng nay, khi đến lớp. tôi phát hiện ra trên bàn học của mình đầy những nét vẽ kèm theo những lời bình thô lỗ, bất lịch sự. Khi ấy, trong lớp mới ch có mi mình Sơn. Tôi xẩng giọng hỏi có phải cậu vẽ bậy lên bàn tớ không. Sơn chối rằng không phải tớ. Tôi gắt lên là nếu không phải cậu thì ai vào đây. Sơn vẫn khăng khăng chối phát. Tôi chng bun cãi, lặng lẽ lấy giẻ ướt lau những vết bẩn. Hình như Sơn cm thấy hối hận. Cậu ta đi lại, vừa cùng giúp tôi lau bàn, vừa lí nhí tớ xin li cậu".
 
Hãy giúp bạn học sinh ấy viết lại đoạn văn trên.

Bài 20: Viết một đoạn văn ghi lại cuộc trò chuyện giữa viên ngói cũ và viên ngói mới.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây