Bài học hay

https://baihochay.com


Hướng dẫn học Văn 8, Bố cục của văn bản

Hướng dẫn học Văn 8, Bố cục của văn bản
A. LÝ THUYẾT
I. Bố cục của văn bản
Đọc văn bản Người thầy đạo cao đức trọng của Phan Huy Chú:
1. Văn bản trên có 3 phần:
- Phấn đầu (Mở bài) từ đầu đến “danh lợi”: giới thiệu khái quát về nhân vật Chu Văn An.
- Phần giữa (Thân bài) từ “Học trò theo ông” đến “không cho vào thăm": những biểu hiện chứng tỏ “đạo cao đức trọng” của thầy Chu Văn An.
- Phần cuối (Kết bài) từ “Khi ông mất” đến hết: tình cảm của người đời dành cho Chu Văn An khi ông mất.

2. Nhận xét về nhiêm vụ của từng phần trong văn bản trên là:
- Mở bài giới thiệu nhân vật, nêu chủ đề của văn bản.
- Thân bài cụ thể hoá, làm rõ nội dung đã nêu ở Mở hài.
- Kết bài thâu tóm, nhấn mạnh nội dung đã biểu đạt trong Thân hài.

3. Ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài có nhiêm vụ khác nhau trong việc triển khai nội dung của văn bản. Mặc dù vậy, giữa chúng vẫn luôn có mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc với nhau.

4. Bố cục của văn bản là việc tổ chức các phần, đoạn trong văn bản để thể hiện chủ đề của văn bản.
- Một văn bản hoàn chỉnh thường có bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bàiKết bài.
- Nhiệm vụ của từng phần và mối quan hệ giữa các phần:
+ Mở bài: có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản.
+ Thân bài: trình bày, làm rõ các khía cạnh của chủ đề.
+ Kết bài: tổng kết chủ đề của văn bản.

II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần Thân bài của bài văn
1. Hồi tưởng lại những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên, ở phần Thân hài văn bản Tôi đi học, tác giả Thanh Tịnh đã sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian: trên đường đến trường -> khi đến trường -> trong lớp học; trong đó có mạch sắp xếp theo sự liên tưởng: trước và trong buổi tựu trường đẩu tiên (cảm nhận về con đường, ngôi trường,...).

2. Để trình bày diễn biến tâm trạng của câu bé Hồng, Thân bài của văn bản Trong lòng mẹ được sắp xếp theo diễn biến tâm trạng của câu bé Hồng gắn với hai sự việc chính: khi bà cô nói xấu người mẹ và khi bất ngờ được gặp lại mẹ.

3. Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh,... tuỳ theo từng đối tượng và mục đích miêu tả, người ta có thể miêu tả theo trình tự từ khái quát đến cự thể hoặc ngược lại. Một số cách sắp xếp trình tự miêu tả thường gặp:
- Tả người: Tả từ ngoại hình đến suy nghĩ, tình cảm, tính cách hoặc ngược lại; Có thể bắt đầu việc miêu tả bằng cách kể tiểu sử (lai lịch, tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội,...) rồi đến khắc hoạ chân dung, tính cách,...;
- Tả vật, con vật: tả từ đặc điểm chung, khái quát đến đặc điểm riêng của từng phần, từng bộ phận;
- Tả cảnh vật: tả từ khái quát đến cụ thể, từ xa đêh gẩn, từ cao đến thấp hoặc ngược lại; cũng có thể tả lần lượt từng khía cạnh của cảnh vật: âm thanh, ánh sáng, màu sắc, đường nét,...

4. Để thể hiên chủ đề “đạo cao đức trọng” của thầy Chu Văn An, phẩn Thân hài của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng đã sắp xếp các sự việc theo trình tự sau:
Thầy Chu dạy học giỏi, học trò đỗ đạt cao -> vua mời dạy học cho thái tử -> can gián vua -> từ quan -> học trò kính trọng -> nghiêm khắc với học trò.

5. Từ các bài tập trên, có thể thấy phần Thân hài của một văn bản thường sắp xếp các nội dung theo trình tự:
- Không gian và thời gian.
- Khái quát và cụ thể.
- Sắp xếp theo mạch phát triển của vấn đề, mạch suy luận, liên tưởng,...
Nhìn chung, người ta có thể linh hoạt trong việc bố trí, sắp xếp nội dung phần Thân bài của vản bản miễn sao đảm bảo tính thống nhất chủ đề, sự mạch lạc trong triển khai chủ đề, giúp người đọc tiếp nhận được nội dung muốn biểu đạt.

B. THỰC HÀNH
1. Đọc các đoạn trích (SGK):
*Chủ đề trong môi đoạn trích là:
- (a): Miêu tả cảnh sân chim đông đúc, náo động.
- (b): Cảm nhận về vẻ đẹp biến ảo của cảnh núi Ba Vì.
- (c): Chứng minh luận điểm: lịch sử thường có nhiều những trang đau thương nhưng bằng trí tưởng tượng, dân chúng tìm cách chữa lại sự thật để khỏi phải công nhận những tình thế đáng ưu uất.
*Nhận xét về cách triển khai chủ đề trong đoạn trích:
- (a) Miêu tả theo thứ tự không gian: nhìn xa - đến gần - đến tận nơi - đi xa dần.
- (b) Trình bày ý theo thứ tự thời gian: về chiều.
- (c) Đoạn đầu nêu chủ đề (luận điểm cần chứng minh), hai đoạn sau đưa luận cứ chứng minh cho luận điểm.
2. Nếu phải viết một văn bản nêu lên cảm nhận của em về lòng thương mẹ của chú bé Hồng trong văn bán trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, chúng ta có thể triển khai hai ý và sắp xếp theo trình tự như sau:
- Lòng thương yêu mẹ của chú bé Hồng khi đôi diện Với những lời nói rất cay độc của người có.
- Tình thương yêu mẹ biểu hiện khi cậu gặp và sà vào lòng người mẹ sau bao nhiêu ngày tháng đợi mong.
3. Dưới đây là hệ thống các ý phục vụ cho phần Thân bài của đề văn: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ một ngày đàng, học một sàng khôn.
1) Các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước;
2) Nghĩạ đen và nghĩa bóng của vế Đi một ngày đàng,
3) Những người thường xuyên chịu khó hoà mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều điều bố ích;
4) Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế học một sàng khôn,
5) Trong thời kì đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới.
Các ý nêu trên đã bị sắp xếp một cách lộn xộn. Cần phải sắp xếp lại chúng theo hai nhóm: giải thích câu tục ngữ và chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ. Lưu ý đến trình tự trước sau của hai nhóm ý, phải giải thích trước rồi mới tiến hành chứng minh. Thứ tự đúng là: (2) —> (4) —> (1) —> (3) -> (5).
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây