Bài học hay

https://baihochay.com


Giải bài tập toán 6 - Luyện tập 1 trang 59

Giải bài tập toán 6 - Luyện tập 1 trang 59

Bài 18: Bội chung nhỏ nhất

Luyện tập 1 (trang 59-60)

Bài 152 (trang 59 sgk Toán 6 Tập 1): Tìm số tự nhiên a nhỏ nhất khác 0 biết rằng a chia hết cho 15 và a chia hết cho 18.

Lời giải:

Ta có a ⋮ 15 và a ⋮18 ⇒ a ∈ BC(15, 18).

a là số nhỏ nhất nên a = BCNN(15 ; 18).

Mà 15 = 3.5; 18 = 2.32.

⇒ BCNN(15; 18) = 2.32.5 = 90.

Vậy a = 90.

Kiến thức áp dụng

Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số ta làm như sau:

+ Phân tích các số ra thừa số nguyên tố.

+ Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.

+ Lập tích các thừa số đã chọn; mỗi thừa số lấy số mũ lớn nhất của nó. Tích đó chính là BCNN cần tìm.  

Bài 153 (trang 59 sgk Toán 6 Tập 1): Tìm các bội chung nhỏ hơn 500 của 30 và 45.

Lời giải:

Có 30 = 2.3.5; 45 = 32.5

⇒ BCNN(30,45) = 2.32.5 = 90

⇒ BC(30; 45) = B(90) = {0; 90; 180; 270; 360; 450; 540; 630; …}

Vậy các bội chung nhỏ hơn 500 của 30 và 45 là: 0; 90; 180; 270; 360; 450.

Kiến thức áp dụng

Bội chung của hai hay nhiều số là bội của BCNN của các số đó.

Bài 154 (trang 59 sgk Toán 6 Tập 1): Học sinh lớp 6C khi xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 8 đều vừa đủ hàng. Biết số học sinh lớp đó trong khoảng từ 35 đến 60. Tính số học sinh lớp 6C.

Lời giải:

Gọi số học sinh lớp 6C là a.

Học sinh xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 8 đều vừa đủ nên a là bội của 2, 3, 4, 8.

Hay a ∈ BC(2; 3; 4; 8).

Mà BCNN(2 ; 3 ; 4 ; 8) = 23. 3 = 24.

⇒ BC(2; 3; 4; 8) = B(24) = {0; 24; 48; 72; …}.

Vì số học sinh trong khoảng từ 35 đến 60 nên a = 48.

Vậy lớp 6C có 48 học sinh.

Bài 155 (trang 60 sgk Toán 6 Tập 1): Cho bảng:

a 6 150 28 50
b 4 20 15 50
ƯCLN(a, b) 2      
BCNN(a, b) 12      
ƯCLN(a, b).BCNN(a, b) 24      
a.b 24      

a) Điền vào các ô trống của bảng.

b) So sánh tích ƯCLN(a, b).BCNN(a, b) với tích a.b

Lời giải:

a)

– Ở cột thứ hai:

a = 150 = 2.3.52; b = 20 = 22.5

⇒ ƯCLN(a; b) = 2.5 = 10; BCNN(a; b) = 22.3.52 = 300.

ƯCLN(a, b) . BCNN(a, b) = 10.300 = 3000.

a.b = 150.20 = 3000.

– Ở cột thứ ba:

a = 28 = 22.7; b = 15 = 3.5

⇒ ƯCLN(a; b) = 1; BCNN(a; b) = 22.3.5.7 = 420.

ƯCLN(a, b) . BCNN(a, b) = 1.420 = 420.

a.b = 28.15 = 420.

– Ở cột thứ tư:

a = b = 50.

⇒ ƯCLN(a; b) = 50; BCNN(a; b) = 50.

ƯCLN(a, b) . BCNN(a, b) = 50.50 = 2500.

a . b = 2500.

Ta có bảng sau:

a 6 150 28 50
b 4 20 15 50
ƯCLN(a, b) 2 10 1 50
BCNN(a, b) 12 300 420 50
ƯCLN(a, b).BCNN(a, b) 24 3000 420 2500
a.b 24 3000 420 2500

b) Từ bảng trên ta có ƯCLN(a, b).BCNN(a, b) = a.b
 

<<XEM MỤC LỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây