Giải bài tập SGK Sinh học 11, bài 31

Chủ nhật - 19/07/2020 10:56
Giải bài tập SGK Sinh học 11, bài 31: Tập tính của động vật

Tóm tắt kiến thức cơ bản: Tập tính ở động vật

1. Tập tính là gì: Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại

2. Phân loại tập tính

a. Tập tính bẩm sinh

  • Là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài
  • Ví dụ: Ve sầu kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản

b. Tập tính học được

  • Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
  • Ví dụ: Chuột nghe tiếng mèo thì bỏ chạy, người đi đường thấy đèn đỏ thì dừng lại
  • Có một số tập tính vừa là học được vừa có nguồn gốc bẩm sinh
  • Ví dụ: Khả năng bắt chuột của mèo vừa là bẩm sinh vừa là học được.

3. Cơ sở thần kinh của tập tính

Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
hh

 

  • Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen qui định sẵn từ khi sinh ra. Tập tính bẩm sinh thường bền vững và không thay đổi
  • Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện. Quá trình hình thành tập tính là sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron. Tập tính học được có thể thay đổi.
  • Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ.
  • Tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết.

Trả lời câu hỏi phần tìm hiểu và thảo luận

Câu 1: Hãy cho biết tập tính nào dưới đây là tập tính bẩm sinh, tập tính học được

Đến thời kì sinh sản, tò vò cái đào một cái hố trên mặt đất để làm tổ rồi bay di bắt một con sâu bướm, đốt cho sâu bị tê liệt, rồi bỏ vào tổ. Tiếp đó, tò vò cái đẻ trứng vào tổ và bịt tổ lại. Sau một thời gian, tò vò con nở từ trứng ra và ăn con sâu. Các tò vò cái con lớn lên lặp lại trình tự đào hố và đẻ trứng như tò vò mẹ (dù không nhìn thấy các tò vò cái khác làm tổ và sinh đẻ).

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm (ca dao).

Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sáng màu đỏ, những người qua đường dừng lại.

Trả lời:

  • Tập tính của lò vò, chuồn chuồn là tập tính bẩm sinh.
  • Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, những người qua đường dừng lại là tập tính học được.

Câu 2: Dựa vào mức độ tiến hóa của hệ thân kinh và tuổi thọ của động vật, hãy trả lời các câu hòi sau:

Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh, tại sao.

Tại sao người và động vật có hệ thần kinh phút triển có rất nhiều tập tính học được?

Trả lời

  • Động vật bậc thấp có hệ thần kinh có cấu trúc đơn giản, số lượng tế bào thần kinh thấp, nên khả năng học tập rất thấp, việc học lập và rút kinh nghiệm rất khó khăn, thêm vào đó tuổi thọ của chúng thường ngắn nên không có nhiều thời gian cho việc học tập. Do khả năng tiếp thu bài học kém và không có; nhiều thời gian để học và rút kinh nghiệm (do tuổi thọ ngắn) nên các động vật này sống và tồn tại được chủ yếu là nhờ các tập tính bẩm sinh.
  • Người và động vật có hệ thần kinh phát triển rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. Tập tính ngày càng hoàn thiện do việc học lập được bổ sung ngày càng nhiều và càng chiếm ưu thế so với phần  bẩm sinh. Ngoài ra, động vật có hệ thần kinh phát triển thưởng có tuổi thọ dài, đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng và phát triển kéo dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ cố điều kiện, hoàn thiện các lập tính phức tạp thích ứng với các điều kiện sống luôn biến động.

Giải bài tập trang 126 SGK Sinh học lớp 11

Câu 1. Tập tính là gì?

Trả lời: Tập tính là chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

Câu 2. Cho một vài ví dụ (khác với ví dụ bài học) về tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Trả lời:

  • Tập tính bẩm sinh
    • Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả.
    • Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
  • Tập tính học được
    • Sáo học nói tiếng người.
    • Khỉ làm xiếc.

Câu 3. Cho biết sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Trả lời:

+ Tập tính bẩm sinh được đi truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
+ Tập tính học được được hình thành nhờ quá trình học tập và rút kinh nghiệm.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây